[Giải đáp] Thoái hóa khớp có chữa được không? Cách chữa thoái hóa khớp an toàn và hiệu quả nhất
Thoái hóa khớp là bệnh lý xương khớp phổ biến nhất và thường có xu hướng phát triển hơn khi cơ thể chúng ta già đi. Những thay đổi trong thoái hóa khớp thường diễn ra chậm trong nhiều năm nhưng vẫn có những trường hợp ngoại lệ xảy ra sau viêm và chấn thương nên tốc độ thoái hóa sẽ nhanh hơn. Những thay đổi xương, thoái hóa gân và dây chằng, phá vỡ sụn khớp dẫn đến sưng, đau và biến dạng khớp. Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và khả năng vận động của người bệnh.
Vậy thoái hóa khớp có chữa được không? Cách chữa thoái hóa khớp an toàn và hiệu quả nhất hiện nay là gì? Những nội dung chia sẻ trong bài viết dưới đây sẽ là đáp án chính xác nhất cho mọi người về vấn đề này.
Thoái hóa khớp là gì?
Thoái hóa khớp là một thuật ngữ y học dùng để chỉ tình trạng hao mòn của sụn khớp, xương dưới sụn, gân, cơ xương, dây chằng, bao hoạt dịch….có liên quan đến quá trình lão hóa, chấn thương và các bệnh lý xương khớp phổ biến khác.
Tình trạng thoái hóa khớp có thể ảnh hưởng đến nhiều mô của khớp cho nên đây là bệnh lý xương khớp phổ biến nhất gây ảnh hưởng đến khoảng 240 triệu người trên toàn thế giới, theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh.
Tại Việt Nam, khoảng 80% dân số từ sau 55 tuổi trở lên có các triệu chứng về thoái hóa khớp. Trong đó, khoảng 60% có triệu chứng thoái hóa khớp nặng. Phụ nữ sau tuổi mãn kinh có nguy cơ bị thoái hóa khớp cao hơn nam giới.
Thoái hóa khớp có thể làm hư hỏng sụn khớp, thay đổi hình dạng xương, gây viêm, dẫn đến đau, cứng khớp và mất dần khả năng vận động. Thoái hóa khớp có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí khớp nào trên cơ thể nhưng thường xảy ra ở khớp bàn tay, khớp gối, hông, lưng dưới và cổ vai gáy.
Các dấu hiệu và triệu chứng của thoái hóa khớp thường hay gặp ở những người trên 50 tuổi. Nhưng hiện nay, thoái hóa khớp đang có xu hướng trẻ hóa khi tỷ lệ người trẻ bị thoái hóa khớp có dấu hiệu gia tăng cao, đặc biệt là những người đã từng bị chấn thương khớp. Bệnh thường phát triển chậm theo thời gian, nhưng sau khi bị chấn thương thì tình trạng thoái hóa có thể phát triển nhanh hơn nhiều, chỉ trong vòng vài năm.
Vậy thoái hóa khớp có chữa khỏi được không? Theo các chuyên gia hàng đầu về bệnh xương khớp thì thoái hóa khớp không phải là một bệnh lão hóa không thể tránh khỏi; một số người không bao giờ bị thoái hóa khớp. Đó là do họ có các biện pháp phòng ngừa bệnh ngay từ sớm.
Một khi thoái hóa khớp đã xảy ra thì chúng ta không có cách nào để phục hồi hay chữa khỏi hoàn toàn tình trạng thoái hóa khớp. Nhưng chúng ta sẽ có những cách quản lý nguy cơ thoái hóa khớp để giảm thiểu cơn đau, tiếp tục các hoạt động thể chất, duy trì chất lượng cuộc sống tốt và đảm bảo khả năng vận động bình thường.
Xem thêm: Thoái hóa khớp: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và phòng ngừa
Nguyên nhân gây thoái hóa khớp có chữa được không?
Để biết được thoái hóa khớp có chữa được không, trước tiên chúng ta cần phải nắm được nguyên nhân gây thoái hóa khớp là do đâu?
Thực tế cho thấy có rất nhiều nguyên nhân góp phần thúc đẩy quá trình thoái hóa khớp diễn ra nhanh hơn so với độ tuổi của chúng ta, trong đó phải kể đến là:
Tuổi tác: Nguy cơ phát triển thoái hóa khớp sẽ tăng lên theo tuổi và các triệu chứng nói chung, nhưng không phải lúc nào cũng xuất hiện ở những người trên 50 tuổi.
Tổn thương khớp: Gãy xương hoặc tổn thương sụn hay rách dây chằng có thể dẫn đến viêm khớp thoái hóa, đôi khi thoái hóa khớp sẽ xảy ra nhanh hơn so với những trường hợp không có chấn thương rõ ràng.
Thói quen: Việc sử dụng nhiều lần cùng một khớp trong một công việc hoặc môn thể thao có thể dẫn đến viêm khớp và thoái hóa khớp.
Béo phì: Cân nặng dư thừa gây căng thẳng và áp lực lên khớp, cộng với các tế bào mỡ thúc đẩy quá trình viêm.
Các bất thường về cơ xương khớp. Sự sai lệch của cấu trúc xương hoặc khớp có thể góp phần làm cho tình trạng thoái hóa khớp phát triển nhanh hơn.
Yếu cơ: Nếu các cơ không hỗ trợ khớp đầy đủ, có thể dẫn đến sự liên kết kém, dẫn đến thoái hóa khớp.
Di truyền: Những người có thành viên trong gia đình bị thoái hóa khớp thường có nhiều khả năng mắc bệnh này cao hơn vì những người sinh ra với các bệnh xương khác hoặc các đặc điểm di truyền có thể dễ bị thoái hóa khớp hơn.
Bệnh tiểu đường và tăng lipid máu (lipid/cholesterol) cũng góp phần vào các phản ứng viêm trong cơ thể, làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp. Bởi quá trình oxy hóa lipid sẽ tạo ra chất lắng đọng trong sụn, ảnh hưởng đến lưu lượng máu của xương dưới sụn giống như cách các mạch máu bị ảnh hưởng bởi xơ vữa động mạch. Lượng đường trong máu cao, cũng như cholesterol/lipid tăng cao, làm tăng các gốc tự do trong cơ thể. Tình trạng oxy hóa này vượt quá khả năng phục hồi của sụn ở cấp độ tế bào. Cho nên việc kiểm soát bệnh tiểu đường và tăng lipid máu rất quan trọng đối với sức khỏe của xương bên cạnh sức khỏe nói chung cũng như kết quả của việc thoái hóa khớp có chữa được không.
Giới tính: Phụ nữ có nhiều khả năng bị thoái hóa khớp hơn nam giới. Nội tiết tố Estrogen của phụ nữ bị suy giảm sau thời kỳ tiền mãn kinh làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp gối vì estrogen có tác dụng bảo vệ sức khỏe của xương.
Yếu tố môi trường: Các yếu tố rủi ro môi trường có thể tác động đến quá trình phát triển thoái hóa khớp bao gồm như đặc trưng công việc (ngồi lâu một chỗ ít vận động, làm việc nặng), mức độ hoạt động thể chất (vận động quá sức), có hoặc không có chấn thương khớp trước đó, béo phì, chế độ ăn uống không phù hợp (quá thừa chất gây béo phì hoặc thiếu chất gây loãng xương), hormone giới tính và mật độ xương.
Các nguyên nhân gây thoái hóa khớp rất đa dạng và phức tạp, nên thoái hóa khớp có chữa được không cũng sẽ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Một số yếu tố góp phần vào nguy cơ thoái hóa khớp có thể thay đổi được (chế độ sinh hoạt ăn uống, thói quen, công việc…) và những yếu tố không thay đổi được ( di truyền, tuổi tác).
Tuổi tác là yếu tố có liên quan nhiều nhất đến tình trạng thoái hóa khớp…tuy nhiên không phải tất cả người cao tuổi đều bị thoái hóa khớp.
Xem thêm: Thoái hóa khớp: Dấu hiệu, đối tượng và cách trị dứt điểm
Triệu chứng thoái hóa khớp có chữa được không?
Bệnh thoái hóa khớp có rất nhiều triệu chứng biểu hiện khác nhau. Tùy theo mức độ thoái hóa, vị trí thoái hóa ở khớp nào mà mỗi người sẽ có những dấu hiệu biểu hiện cụ thể khác nhau.
Thông thường, triệu chứng thoái hóa khớp có xu hướng hình thành theo thời gian như một bệnh lý mãn tính hơn là xuất hiện đột ngột. Nhìn chung, khi bị thoái hóa khớp, dù xảy ra ở vị trí nào trên cơ thể, người bệnh cũng sẽ có một số dấu hiệu đặc trưng sau:
- Đau hoặc nhức khớp khi hoạt động, sau khi hoạt động lâu hoặc vào thời điểm cuối ngày.
- Cứng khớp thường xảy ra vào buổi sáng hoặc sau khi nghỉ ngơi.
- Tình trạng hạn chế phạm vi của chuyển động của khớp có thể biến mất sau khi được xoa bóp hoặc cử động nhẹ nhàng.
- Phát ra tiếng kêu lục cục quanh khớp khi cử động, di chuyển
- Sưng quanh khớp
- Yếu cơ
- Biến dạng khớp
Thoái hóa khớp có thể ảnh hưởng đến các bộ phận khác nhau của cơ thể theo những cách khác nhau.
– Hông: Đau ở vùng bẹn hoặc mông và đôi khi ở bên trong đầu gối hoặc đùi.
– Đầu gối: Cảm giác “nghiến” hoặc “cào” khi di chuyển đầu gối.
– Ngón tay: Mọc xương (gai) ở rìa các khớp có thể khiến các ngón tay sưng tấy, mềm và đỏ, đôi khi có cảm giác đau ở gốc ngón cái.
– Bàn chân: Đau và nhức ở ngón chân cái, có thể sưng ở mắt cá chân hoặc ngón chân.
Các khớp bị đau nhức, đặc biệt là ở bàn chân, mắt cá chân, đầu gối, hông hoặc lưng khiến việc vận động trở nên khó khăn hơn. Trong khi các hoạt động thể chất không chỉ là chìa khóa để kiểm soát các triệu chứng viêm khớp mà còn có thể giúp ngăn ngừa tăng cân, có thể dẫn đến béo phì. Tuy nhiên, khi bị thoái hóa khớp, người bệnh bị đau nhức xương khớp nên có xu hướng lười vận động. Điều này dẫn đến tình trạng thừa cân hoặc béo phì làm gia tăng cholesterol, bệnh tiểu đường loại 2, bệnh tim và huyết áp cao.
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng những người bị thoái hóa khớp thường dễ bị ngã và có nguy cơ bị gãy xương nhiều hơn những người không bị thoái hóa khớp. Nhiều kết quả nghiên cứu khác nhau cho thấy người bị thoái hóa khớp có thể bị ngã nhiều hơn tới 30% và có nguy cơ gãy xương cao hơn 20%.
Thoái hóa khớp có thể làm giảm chức năng vận động, yếu cơ, ảnh hưởng đến sự cân bằng tổng thể và dễ bị ngã hơn, đặc biệt là ở những người bị thoái hóa khớp gối hoặc hông. Các tác dụng phụ của thuốc giảm đau gây hoa mắt, chóng mặt cũng có thể góp phần gây ra té ngã cho người bệnh, điều này rất nguy hiểm khi tham gia giao thông.
Xem thêm: Bệnh thoái hóa khớp có chữa khỏi được không?
Thoái hóa khớp có chữa được không? Phương pháp chữa trị an toàn tốt nhất hiện nay là gì?
Thoái hóa khớp có chữa khỏi được không là câu hỏi băn khoăn thắc mắc của hầu hết tất cả mọi người khi không may bị rơi vào tình trạng thoái hóa. Tuy nhiên, theo các chuyên gia y tế, thoái hóa khớp là bệnh lý xương khớp mãn tính và không có cách nào chữa trị hay phục hồi lại hoàn toàn như ban đầu. Nhưng các phương pháp chữa trị bằng thuốc, hay vật lý trị liệu, phẫu thuật và các phương pháp bổ trợ khác có thể giúp giảm đau, cải thiện chức năng vận động của khớp và làm chậm tiến trình thoái hóa xương khớp. Mục tiêu của việc điều trị là:
– Giảm đau và cứng khớp và trì hoãn sự thoái hóa tiến triển thêm.
– Cải thiện chức năng vận động cho khớp
– Tăng chất lượng cuộc sống cho người bệnh.
Loại phác đồ điều trị được chỉ định phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm tuổi của bệnh nhân, sức khỏe tổng thể, các hoạt động, nghề nghiệp và mức độ nghiêm trọng của tình trạng.
1/ Thuốc Tây y điều trị thoái hóa khớp
Thuốc thoái hóa khớp có chữa được không? Trên thực tế, thuốc điều trị thoái hóa khớp chủ yếu là các loại thuốc chống viêm, giảm đau, có tác dụng giảm nhanh các cơn đau khớp do thoái hóa gây ra. Đồng thời giúp tiêu sưng, giảm viêm, hỗ trợ điều trị các triệu chứng của thoái hóa khớp. Từ đó cải thiện khả năng vận động của khớp.
Một số loại thuốc chữa thoái hóa khớp thường được sử dụng là:
Thuốc giảm đau: Acetaminophen là thuốc có tác dụng giảm đau cho những trường hợp nhẹ và thuốc bán không cần kê đơn. Còn Opioid là thuốc giảm đau có tác dụng mạnh hơn, phải được bác sĩ kê đơn.
Thuốc chống viêm không steroid (NSAID): Đây là những loại thuốc được sử dụng phổ biến nhất có tác dụng giảm viêm và giảm đau. Chúng bao gồm Aspirin, Ibuprofen, Naproxen và Celecoxib…thuốc có bán theo đơn hoặc không kê đơn, giúp giảm đau nhưng không gây viêm.
Các sản phẩm thuốc giảm đau, chống viêm không kê đơn này có chứa các thành phần như Capsaicin, tinh dầu bạc hà và Lidocain gây kích ứng các đầu dây thần kinh, do đó vùng đau có cảm giác lạnh, ấm hoặc ngứa để không tập trung vào cơn đau thực sự.
Thuốc corticoid: Các loại thuốc chống viêm theo toa này hoạt động theo cách tương tự như một loại hormone gọi là cortisol. Thuốc được dùng bằng đường uống hoặc tiêm vào khớp.
Các loại thuốc khác: Thuốc chống trầm cảm Duloxetine (Cymbalta) và thuốc chống co giật Pregabalin (Lyrica) là những loại thuốc uống được bác sĩ sử dụng để điều trị viêm đau các khớp.
Xem thêm: Thoái hóa khớp gối có chữa khỏi được không? Chuyên gia nói gì ?
2/ Phương pháp vật lý trị liệu
Vật lý trị liệu điều trị thoái hóa khớp có chữa được không? Đây là phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc. Các chuyên gia vật lý trị liệu sẽ hướng dẫn người bệnh các bài tập bổ trợ cho khớp hoặc kết hợp với dụng cụ tập luyện, giúp:
- Ổn định khớp và giảm đau
- Giúp cho khớp xương cử động dễ dàng và linh hoạt hơn
- Bảo vệ khớp, tránh được các tổn thương do vận đông mạnh hoặc hoạt động sai tư thế.
Tuy nhiên, vật lý trị liệu chỉ có tác dụng hỗ trợ cho việc giảm đau và tăng cường khả năng vận động cho khớp, nhưng không thể điều trị thoái hóa khớp tận gốc được. Mặt khác, phương pháp này chỉ áp dụng được đối với các trường hợp bệnh nhẹ. Còn đối với người bị thoái hóa khớp nặng thì cần phải kết hợp vật lý trị liệu với các phương pháp đặc trị khác mới mang lại hiệu quả thực sự.
Xem thêm: Bệnh thoái hóa khớp là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa hiệu quả
3/ Phẫu thuật
Bệnh thoái hóa khớp có chữa được không? Khi cơn đau nhức xương khớp không thể được kiểm soát bằng các biện pháp bảo tồn, gây cản trở các hoạt động sinh hoạt hàng ngày thì phẫu thuật có thể là một lựa chọn
Phẫu thuật điều trị thoái hóa khớp có thể giúp cải thiện tình trạng cơn đau và tăng cường chức năng vận động cho khớp. Mục đích của việc phẫu thuật thay thế khớp bị tổn thương nhằm phục hồi khả năng vận động và giảm đau.
Khớp háng và khớp gối là những khớp thường được thay thế nhiều nhất khi bị thoái hóa. Bác sĩ chỉnh hình phẫu thuật sẽ xác định quy trình điều trị phù hợp cho người bệnh dựa trên mức độ thoái hóa và hư hỏng của khớp.
Xem thêm: Hé lộ 10 cách điều trị thoái hóa khớp hiệu quả [90% người bệnh chưa biết]
Một số bài tập thể dục hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp
Vận động là một phần thiết yếu của kế hoạch điều trị bệnh thoái hóa khớp và giúp cho người bệnh trả lời được vấn đề thoái hóa khớp có chữa được không. Theo khuyến nghị của các chuyên gia y tế, bạn nên tập thể dục ít nhất 150 phút mỗi tuần, ở mức độ vừa phải đến mạnh.
Một chương trình tập thể dục tốt để chống lại cơn đau và cứng khớp do thoái hóa thường gồm có bốn phần:
- Các bài tập tăng cường sức mạnh giúp xây dựng cơ bắp xung quanh các khớp bị đau và giúp giảm bớt căng thẳng cho khớp.
- Tập thể dục hoặc kéo giãn phạm vi chuyển động giúp giảm độ cứng và giữ cho các khớp vận động trơn tru linh hoạt hơn.
- Các bài tập aerobic hoặc yoga giúp cải thiện sức chịu đựng và mức năng lượng cũng như giảm trọng lượng dư thừa.
- Các bài tập thăng bằng giúp tăng cường các cơ nhỏ xung quanh đầu gối và mắt cá chân và giúp phòng ngừa nguy cơ bị ngã.
Giảm cân:
Trọng lượng dư thừa sẽ gây thêm áp lực và căng thẳng lên các khớp trên cơ thể, bao gồm khớp háng, đầu gối, mắt cá chân, bàn chân và lưng, đồng thời các tế bào mỡ cũng thúc đẩy quá trình viêm xảy ra nhanh hơn. Do đó, liệu trình giảm cân và duy trì cân nặng hợp lý sẽ giúp giảm đau và làm chậm quá trình tổn thương khớp do thoái hóa.
Xem thêm: {Gợi ý} 11+ bài tập thoái hóa khớp đơn giản, dễ thực hiện tại nhà
Kiện Cốt Vương Giải Pháp Toàn Diện Cho Người Bị Thoái Hóa Đốt Sống Cổ
Kiện Cốt Vương là sản phẩm đầu tiên kết hợp thành công các thảo dược quý cho xương khớp trên thế giới như: Chiết xuất Quả Chiêu Liêu từ Mỹ. Móng Quỷ, Nhũ Hương, Bromelain và chiết xuất 8-BoneCareCVI có nguồn gốc từ bài thuốc cổ Hy thiêm thang tại Việt Nam.
Kiện Cốt Vương – Giúp giảm đau khớp, vận động dễ dàng
Quả Chiêu Liêu được mệnh danh là “VUA của các loại THẢO DƯỢC” trong y học Ấn Độ Cố Đại từ 5.000 năm trước bởi có khả năng chữa nhiều loại bệnh. Sau rất nhiều thử nghiệm, vào năm 2014, tập đoàn Natreon Mỹ đã công bố sự ra đời của chiết xuất Quả Chiêu Liêu AyuFlexTM – với 5 công dụng nổi bật cho xương khớp thông qua 5 nghiên cứu lâm sàng và tiền lâm sàng tại Mỹ:
- Giúp giảm đau khớp
- Chống viêm khớp theo đa cơ chế
- Kích thích sản sinh dịch khớp
- Tăng cường sản sinh Collagen Type II
- Tăng cường vận động cho khớp
Năm 2015, Chiết xuất Quả Chiêu Liêu được cấp bằng sáng chế với số hiệu US010500240B2. Không dừng lại tại đó, chiết xuất Quả Chiêu Liêu còn đạt tiêu chuẩn GRAS – FDA về độ an toàn, không hại dạ dày, gan thận khi sử dụng.
Những tiêu chuẩn chất lượng của Chiết xuất Quả Chiêu Liêu AyuFlex trong Kiện Cốt Vương
Để gia tăng 5 tác dụng nổi bật của Chiết xuất Quả Chiêu Liêu, các nhà khoa học thuộc công ty cổ phần Dược mỹ phẩm CVI đã kết hợp thành công với chiết xuất Móng Quỷ, Nhũ Hương, Bromelain (Chiết xuất Quả Dứa) tạo nên Bộ Tứ Thảo Dược Giảm Đau Khớp mang tác dụng cộng hưởng mạnh mẽ, nhanh chóng.
Chiết xuất 8-BoneCareCVI được phát triển từ bài thuốc cổ Hy Thiêm Thang cấu tạo bởi 8 vị thảo dược y học cổ truyền tốt cho xương khớp. Là hiện thân tiêu biểu cho nguyên lý ”thận chủ cốt sinh tủy”, chiết xuất 8-BoneCareCVI không chỉ đánh trực diện vào căn nguyên gây bệnh mà còn giúp bồi bổ thận, lưu thông khí huyết. Từ đó hệ cơ xương khớp được nuôi dưỡng đầy đủ, tránh được những cơn đau nhức do tắc nghẽn, chèn ép mạch máu, cân cơ và ngay tại ổ khớp.
Kiện Cốt Vương không chỉ mang đến hiệu quả giảm triệu chứng đau nhức khớp, sưng viêm, cứng mỏi, tê bì (cảm nhận rõ chỉ sau 7-10 ngày) mà còn bổ sung dịch khớp giúp người bệnh vận động thoải mái, ngồi xuống đứng lên, cúi gập, xoay người, cử động các khớp dễ dàng hơn.
+ Kiện Cốt Vương được bán tại nhà thuốc uy tín trên toàn quốc, chuỗi nhà thuốc Long Châu, An Khang,… vui lòng xem ĐỊA CHỈ NHÀ THUỐC TẠI ĐÂY
+ MUA HÀNG ONLINE – GIAO NGAY TẬN NHÀ bằng cách Gọi tổng đài (miễn phí) 1800 1796 hoặc ĐẶT HÀNG TẠI ĐÂY
+ Mua Kiện Cốt Vương trên Shopee TẠI ĐÂY
Kiện Cốt Vương có tác dụng gì?
Sự kết hợp ĐÚNG – ĐỦ các thảo dược trong Kiện Cốt Vương mang đến công dụng toàn diện cho xương khớp qua CƠ CHẾ TỨ TRỤ:
- GIẢM NHANH TRIỆU CHỨNG: Giúp giảm đau nhức, chống viêm từ tinh chất thảo dược quý, an toàn tuyệt đối.
- HẠN CHẾ THOÁI HÓA KHỚP: Tăng cường tái tạo và phục hồi sụn khớp, làm chậm quá trình thoái hóa khớp.
- TĂNG CƯỜNG VẬN ĐỘNG: Kích thích sản xuất Collagen tuyp II và dịch khớp giúp khớp vận động linh hoạt, giảm khô khớp, cứng khớp.
- BẢO VỆ XƯƠNG KHỚP CHẮC KHỎE: Tăng hấp thu Canxi và vận chuyển Canxi vào tận khung xương. Giúp xương chắc khỏe từ bên trong.
Kiện Cốt Vương có tốt không? Khách hàng nói gì sau khi sử dụng
ÔNG ĐẶNG XUÂN TRƯỜNG – Chiêm Hóa, Tuyên Quang
Bệnh lý: Thoái hóa khớp 10 năm, biến chứng teo cơ cánh tay
Sau thời gian đầu sử dụng Kiện Cốt Vương: “Tôi thấy khớp nhẹ nhõm đi nhiều, đỡ đau nhức đỡ cứng khớp. Uống hết liệu trình, là giờ nó không còn đau, buốt ở trong xương nhiều nữa, cánh tay bị teo trước đó giờ đã có thể tự mặc quần áo, tự tắm rửa, cầm được nắm lúa để gặt rồi . Cái lưng cũng thế, đỡ lắm, giờ ngồi lâu bình thường không có mỏi gì nữa”
BÀ NGUYỄN THỊ CÚC – Cầu Giấy – Hà Nội
Bệnh lý: Thoái hóa 3 đốt sống cổ, 4 đốt sống lưng, viêm đa khớp toàn thân
Sau khi dùng Kiện Cốt Vương: “Khi tôi ngồi xuống đứng lên là cái vận động nó linh hoạt, nhẹ nhõm hơn. Cầm cái lược chải đầu thì nó dễ dàng hơn. Mười đầu ngón tay ngón chân trước đây nó tê nhiều, giờ là đỡ lắm rồi. Các bước đi nó vững vàng, chắc chắn hơn. Tôi dùng hết liệu trình rồi, giờ người khỏe lắm, khoan khoái hơn rất nhiều…”
Kiện Cốt Vương Có Giá Bao Nhiêu?
Hiện tại Kiện Cốt Vương có 2 loại quy cách đóng gói.
- Hộp lọ 45 viên. GIÁ NIÊM YẾT: 415.000Đ
- Hộp 2 vỉ x 10 viên. GIÁ NIÊM YẾT: 186.000Đ
- Đặc biệt, tháng 7/2023, Combo Kiện Cốt Vương 40 viên chính thức có mặt trên thị trường với mức giá ưu đãi chỉ 270.000Đ
Thực tế, giá bán sẽ có sự chênh lệch nhỏ giữa các nhà thuốc trên toàn quốc. Khi mua Quý khách hàng lưu ý lựa chọn sản phẩm có tem chống hàng giả và bao bì chính hãng để đảm bảo quyền lợi.
ĐKSP: 2397/2022/ĐKSP
Mua Kiện Cốt Vương Ở Đâu Chính Hãng, Uy Tín?
Để mua sản phẩm Kiện Cốt Vương chính hãng, uy tín và giá cả phải chăng, Quý khách hàng có thể đặt mua dưới 4 hình thức sau đây:
CÁCH 1: Mua tại hệ thống nhà thuốc trên toàn quốc, chuỗi nhà thuốc An Khang, Long Châu,… (Xem chi tiết TẠI ĐÂY)
CÁCH 2: Mua online tại website hoặc fanpage chính thức của Nhãn hàng (Xem chi tiết TẠI ĐÂY)
CÁCH 3: Tham khảo thông tin từ Dược sĩ chuyên môn và đặt hàng trực tiếp thông qua Tổng đài (miễn cước): 1800.1796
CÁCH 4: Mua Kiện Cốt Vương tại gian hàng Shopee chính hãng TẠI ĐÂY
Kiện Cốt Vương và dự án Vì Sức Khỏe Xương Khớp Người Việt
Tháng 7/2022, vượt qua nhiều vòng kiểm định chất lượng nghiêm ngặt, Kiện Cốt Vương vinh dự được lựa chọn là sản phẩm đồng hành cùng lãnh đạo các cấp, Sở Lao động thương binh và xã hội, Ban Tuyên giáo TW và nhiều cơ quan ban ngành khác trao tặng cho các thương bệnh binh, mẹ Việt Nam anh hùng, người có công trên toàn quốc trong dịp kỷ niệm 75 năm ngày Thương binh liệt sĩ Việt Nam 27/07/2022.
Một số hình ảnh về dự án
Thông tin về dự án “Vì sức khỏe xương khớp người Việt” đã được các kênh truyền hình lớn như VTV1, VTV2, Hà Nội 1, Đà Nẵng TV,… đưa tin
Viêm khớp, thoái hóa khớp là “bệnh quốc dân” mà ai trong chúng ta cũng gặp phải do quá trình lão hóa tự nhiên. Bên cạnh việc điều trị triệu chứng, hệ xương khớp muốn vững vàng cần được chăm sóc toàn diện từ bên trong. Với độ an toàn đã được khẳng định, Quý Khách Hàng hoàn toàn có thể duy trì sử dụng Kiện Cốt Vương mỗi ngày để hạn chế thoái hóa khớp và ngăn ngừa bệnh tái phát.
Kiện Cốt Vương được sản xuất tại nhà máy dược phẩm công nghệ cao CVI PHARMA. Đây là đơn vị sản xuất đã đăng ký cơ sở FDA và đạt chuẩn GMP-WHO về sản xuất thuốc và thực phẩm chức năng.
Trong quá trình sử dụng sản phẩm nếu có bất kỳ vấn đề gì cần được giải đáp, Quý Khách Hàng vui lòng gọi đến Tổng đài (miễn cước): 1800 1796 để được chuyên gia y tế hỗ trợ kịp thời.