HỖ TRỢ GIẢM ĐAU, KHỚP XƯƠNG CHẮC KHỎE

Cảnh báo các dấu hiệu thoái hoá khớp gối chớ coi thường

Tác giả
Ds Khánh Linh
Ngày đăng
29/06/2022
Lượt xem
0

Việc phát hiện sớm các biểu hiện thoái hoá khớp gối và có giải pháp điều trị kịp thời sẽ giúp phục hồi chức năng, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Bởi, thoái hoá khớp gối tuy không đe doạ trực tiếp đến tính mạng nhưng nó để lại gánh nặng bệnh tật lớn, trong đó 80% bệnh nhân giảm khả năng vận động và 20% không thể thực hiện các công việc sinh hoạt hàng ngày.

Dấu hiệu thoái hóa khớp gối
Dấu hiệu thoái hóa khớp gối

Trước đây, một trong những yếu tố dịch tễ điển hình của thoái hoá khớp gối là tuổi tác. Gia tăng độ tuổi dẫn đến cơ thể lão hoá dần, các tuyến nội tiết giảm sản sinh làm ảnh hưởng đến hoạt động của các bộ phận, cơ quan trong cơ thể. Đặc biệt là khớp gối – loại khớp chịu áp lực lớn nhất từ cân nặng của cơ thể và cũng là loại khớp tham gia vận động nhiều nhất.

Tuy nhiên, thoái hoá khớp gối có sự “trẻ hoá” dần và xuất hiện nhiều hơn ở người trẻ tuổi. Bởi nguy cơ gây bệnh còn phụ thuộc vào: nghề nghiệp, vận động thể dục – thể thao, cân nặng (béo phì), tiền sử chấn thương hoặc phẫu thuật tại khớp. Nếu lơ là chủ quan trước các triệu chứng thoái hoá khớp gối dưới đây, thì dù là người già hay người trẻ cũng đều có nguy cơ tàn phế, mất khả năng vận động sau này:

1. Triệu chứng thoái hoá khớp gối khi thăm khám lâm sàng

Dưới đây là các dấu hiệu thoái hóa khớp gối mà người bệnh có thể nhìn thấy, cảm nhận thấy trực diện một cách rõ ràng, hoặc qua sự thăm khám của bác sĩ. Từ đó, xác định sơ bộ các vấn đề về khớp gối có thể do thoái hoá hay không.

1.1. Đau khớp gối tăng dần

Khớp gối bị đau đột ngột hoặc do các hoạt động gây nhiều áp lực trên đầu gối như: đi bộ đường dài, ngồi bắt chéo chân, lên xuống cầu thang, ngồi lâu trên ô tô… Hoặc chỉ đơn giản khi ấn vào một phần đầu gối thì sẽ thấy đau. Các yếu tố là tăng cơn đau bao gồm: thời tiết lạnh, căng thẳng, vận động quá mức.

Đau khớp gối tăng dần
Elderly woman suffering knee pain

Mới đầu, cơn đau diễn ra ngắn và biến mất, sau bùng phát đau dữ dội theo từng đợt, kéo dài nhiều hơn và lan toả ra xung quanh, thậm chí đau âm ỉ, nhức nhối khó chịu ngay cả không có áp lực nào lên đầu gối (ví dụ như khi nằm hoặc ngồi nghỉ ngơi), làm gián đoạn giấc ngủ và sinh hoạt của người bệnh. 

Trong một nghiên cứu của Keith KW Chan, Loretta WY Chan đánh giá về cơn đau khớp gối thông qua cuộc phỏng vấn với 20 bệnh nhân, nghiệm thu được có 2 kiểu đau như sau:

  • Đau cơ học: Nó là kết quả của các hoạt động chịu trọng lượng cao và chuyển động của khớp gối (ví dụ như leo cầu thang hay ngồi xổm). Loại đau này tăng lên khi căng khớp gối và biến mất khi được nghỉ ngơi. Tình trạng tồi tệ hơn sau một thời gian không hoạt động (đứng dậy sau khi ngồi lâu) và sẽ hết sau vài phút vận động nhẹ nhàng.
  • Đau do viêm: Được mô tả là cảm giác nhức nhối, sưng tấy, đôi khi bùng phát dữ dội sau khi đau âm ỉ do thời tiết hoặc vận động mạnh.

1.2. Cứng khớp gối

Theo thời gian, tổn thương khớp có thể khiến cho cấu trúc đầu gối mất ổn định. Các gai xương phát triển khi sụn bị bào mòn và đầu xương cọ xát với nhau, tạo ra bề mặt không còn bằng phẳng, các khớp bị dính hoặc bị khoá lại, khó uốn cong hoặc duỗi thẳng ra, ảnh hưởng đến sự ổn định của đầu gối. 

Khớp gối tê cứng thường xảy ra khi thức dậy vào mỗi buổi sáng hoặc không làm gì, ở nguyên tư thế trong thời gian dài (ngồi lâu). Một trong những tiêu chuẩn để chẩn đoán thoái hóa khớp gối chính là biểu hiện cứng khớp và khó cử động dưới 30 phút.

Cứng khớp gối
Cứng khớp gối

1.3. Âm thanh lạo xạo ở đầu gối

Khi gập lại hoặc duỗi thẳng, người bệnh sẽ nghe thấy tiếng kêu răng rắc, lục khục từ đầu gối. Triệu chứng này là do: tình trạng tổn thương sụn khiến cho bề mặt thô ráp và gai xương phát triển, khi các khớp cử động thì chúng cọ xát vào nhau và phát ra âm thanh. Trong y khoa, người ta gọi biểu hiện này bởi thuật ngữ crepitus.

1.4. Viêm khớp gối

Viêm và đau cứng khớp gối là các dấu hiệu điển hình của thoái hoá khớp gối. Đầu gối có biểu hiện của viêm: sưng, đỏ, đau nhưng không nóng – điều này có nghĩa là tình trạng bệnh đã chuyển sang giai đoạn trung bình nặng:

  • Sưng cứng: do sự hình thành của gai xương, làm tăng mức độ đau cho người bệnh khi vận động
  • Sưng mềm: do các đầu xương cọ xát với nhau khiến viêm tích tụ thêm và kích ứng, làm tăng sản xuất dịch khớp dẫn đến dư thừa, người bệnh cảm thấy đau ngay cả khi không làm gì.

1.5. Biến dạng đầu gối

Đầu gối trông to hơn một cách dị thường, có thể liên quan đến lồi xương. Đây là một trong những biến chứng của thoái hoá khớp gối khi chưa có biện pháp điều trị đúng cách. Hoặc nếu người bệnh lơ là bỏ qua các biểu hiện đau nhức bất thường tại khớp gối thì sau đó một thời gian sẽ thấy sự thay đổi hình dạng tại vùng đầu gối.

Biến dạng đầu gối
Biến dạng đầu gối

Cơ chế được giải thích là do: Khi bị viêm, các cơ xung quanh gối yếu đi và trũng xuống. Đầu gối bắt đầu hướng về nhau hoặc cong ra ngoài. Dị hình này ban đầu khó nhận thấy, sau biểu hiện rõ ra bên ngoài càng cho thấy tiến triển nghiêm trọng của bệnh.

1.6. Giảm khả năng vận động

Những tổn thương về cấu trúc xương và sụn khớp sẽ khiến cho khớp gối hoạt động kém linh hoạt. Khi đó, người bệnh đứng lên ngồi xuống khó khăn, đi lại hay thực hiện các chuyển động hàng ngày cũng không dễ dàng gì. Theo thời gian, bệnh nhân có thể phải cần đến gậy để đi lại hoặc cần tới trợ giúp của người thân mỗi khi đứng lên ngồi xuống.

2. Dấu hiệu thoái hoá khớp gối cận lâm sàng

Một trong các dấu hiệu chẩn đoán xác định thoái hoá khớp gối thường gặp là người bệnh làm thêm xét nghiệm chụp X-quang để thấy được tình trạng hẹp các khoang bên trong và đánh giá mức độ tổn thương. Phương pháp này tiết lộ những tổn thương ở khớp gối giai đoạn sau, nhưng có thể không phát hiện ra những thay đổi trong giai đoạn đầu.

Có thể sử dụng thêm chụp cộng hưởng từ MRI để cung cấp hình ảnh rõ ràng hơn về cấu trúc xương, mô và sụn khớp, chất lỏng tích tụ trong ổ khớp gối. Cùng với xét nghiệm máu để loại trừ các nguyên nhân, bệnh lý tiềm ẩn khác (ví dụ như viêm khớp dạng thấp, thoái hoá khớp háng).

Dấu hiệu thoái hoá khớp gối cận lâm sàng
Dấu hiệu thoái hoá khớp gối cận lâm sàng

3. Khi nào người bị thoái hoá khớp gối cần được chăm sóc y tế?

Nếu các biểu hiện trên kéo dài trên 6 tháng và không biến mất mặc dù đã điều trị bằng thuốc giảm đau, chống viêm, người bệnh cần trao đổi lại với bác sĩ chuyên khoa hoặc nhân viên y tế để có sự điều chỉnh phù hợp, trước khi xảy ra biến chứng nghiêm trọng hơn. Do đó, việc dự phòng sớm và bổ sung các dưỡng chất cần thiết sẽ ngăn cản đáng kể sự tiến triển của thoái hoá khớp gối.

Sản phẩm phòng ngừa và hạn chế quá trình thoái hoá khớp gối duy nhất tại Việt Nam – Kiện Cốt Vương sở hữu “độc quyền” bộ đôi dược liệu toàn năng: chiết xuất quả Chiêu Liêu (vị thuốc được tôn sùng ở Ấn Độ và được Hoa Kỳ cấp bằng sáng chế) và hỗn hợp Cao sấy phun sương của 08 loại dược liệu hàng đầu bồi bổ sụn khớp.

Kiện Cốt Vương chính là giải pháp mang đến sự vững vàng, toàn diện cho hệ xương khớp an toàn, không tác dụng phụ, giúp đánh tan cơn đau khớp dai dẳng và hồi phục chức năng sụn khớp thông qua cơ chế “Tứ trụ”:

  • Giảm nhanh triệu chứng viêm: sưng đỏ, đau nhức
  • Tái tạo sụn khớp bị tổn thương, tăng cường chức năng vận động
  • Làm chậm thoái hoá và giảm tối đa nguy cơ bị thoái hoá sớm
  • Nuôi dưỡng xương khớp từ sâu bên trong
Kiện Cốt Vương - Hỗ trợ GIẢM ĐAU, KHỚP XƯƠNG CHẮC KHỎE
Kiện Cốt Vương – Hỗ trợ GIẢM ĐAU, KHỚP XƯƠNG CHẮC KHỎE

Kiện Cốt Vương phát huy hiệu quả tốt nhất khi dùng theo từng đợt điều trị từ 3-6 tháng, có 2 dạng cho người bệnh lựa chọn: Lọ 45 viên và hộp 20 viên dùng thử, mua càng nhiều càng nhận thêm ưu đãi. Liên hệ ngay theo Hotline: 1800 1796 để được tư vấn hướng dẫn chi tiết và đặt mua sản phẩm chính hãng.

Không khó để giải quyết các triệu chứng thoái hoá khớp gối, nhưng nếu không điều trị sớm và đúng cách thì các triệu chứng này có thể trở nên nặng nề hơn. Vì vậy, chớ lơ là, chủ quan trước các biểu hiện bất thường ở khớp gối, đặc biệt là các bác ngoài 40 tuổi. Để biết thêm các thông tin cần thiết liên quan đến chủ đề “Thoái hoá khớp gối và cách điều trị hiệu quả”, nhớ theo dõi các bài viết tiếp theo cả nhà nhé!

Dương Thu Huyền
Đánh giá bài viết
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

HỎI ĐÁP CHUYÊN GIA

(Miễn Phí)

Điền thông tin của bạn và đặt câu hỏi cho chuyên gia để được liên hệ giải đáp trực tiếp (cuộc gọi cho chuyên gia hoàn toàn miễn phí)

Thông báo

x

BÀI VIẾT NỔI BẬT
TIN MỚI NHẤT
Sản phẩm Kiện Cốt Vương có tốt không? Dùng bao lâu thì hiệu quả?
Kiện Cốt Vương – Giải pháp chuyên biệt cho người viêm khớp, thoái hóa khớp
THÔNG BÁO CHƯƠNG TRÌNH “DÙNG THỬ TRƯỚC – TRẢ TIỀN SAU”
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
logo Kiện Cốt Vương nền trắng

CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC MỸ PHẨM CVI

Trụ sở: Lô đất CN1-08B-3 Khu công nghiệp công nghệ cao 1 - Khu công nghệ cao Hòa Lạc, Km 29 đại lộ Thăng Long, xã Thạch Hòa, huyện Thạch Thất, TP. Hà Nội

Điện thoại: (024) 3668 6938
Gmail: cskh@cvi.vn
Bản quyền © 2022 thuộc về CVI Pharma

Thực phẩm này không phải là thuốc và
không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

CVI Pharma Miền Bắc

(024) 3668 6938

CVI Pharma Miền Nam

(028) 3861 0162

  • GPKD số 0105440255
  • Nơi cấp: Sở Kế hoạch & Đầu tư Hà Nội
  • Ngày cấp: 05/08/2011

LIÊN KẾT MẠNG XÃ HỘI

Địa điểm
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x