HỖ TRỢ GIẢM ĐAU, KHỚP XƯƠNG CHẮC KHỎE

[SỰ THẬT] Đau nhức xương khớp – dấu hiệu của những bệnh lý nguy hiểm

Tác giả
bichngoc
Ngày đăng
08/07/2022
Lượt xem
0

Đau nhức xương khớp đang là tình trạng rất phổ biến hiện nay. Không chỉ xuất hiện ở người trung niên, cao tuổi, trường hợp này đang diễn ra phức tạp ở cả những người trẻ. Liệu rằng đây có phải là dấu hiệu của những bệnh lý nguy hiểm và cần điều trị như thế nào khi gặp phải?

Đau nhức xương khớp
Đau nhức xương khớp

Triệu Chứng Bệnh Đau Nhức Xương Khớp

Cuộc sống hiện đại phát triển, tình trạng đau nhức xương khớp có thể gặp ở bất cứ ai không chỉ là người già hay người lao động nặng. Bệnh nhân có thể có những triệu chứng thường gặp như: 

  • Cơn đau và cứng khớp xuất hiện đột ngột, không có lý do rõ ràng
  • Cơn đau bộc phát sau khi thức dậy buổi sáng hoặc khi ngồi lâu
  • Khớp sưng, đau dữ dội kéo dài
  • Hạn chế chuyển động ở các khớp đau
  • Nghe thấy âm thanh lạ ở khớp khi vận động
  • Trong một số trường hợp, cơn đau có thể đi kèm với sốt

Đau nhức xương khớp có nguy hiểm không?

Đau nhức xương khớp đang là một trong những căn bệnh phổ biến hiện nay. Các triệu chứng của bệnh xuất hiện phổ biến sau tuổi 40. Qua tuổi 50, có tới 40% dân số có biểu hiện của bệnh về xương khớp. Trên 50% người trên 65 tuổi có hình ảnh X quang thoái hóa khớp cấp, người trên 75 tuổi có hình ảnh X quang thoái hóa ít nhất ở một khớp nào đó. 

 Biến chứng nguy hiểm của đau nhức xương khớp
Biến chứng nguy hiểm của đau nhức xương khớp

Nếu không điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng như:

  • Mất chức năng vận động thông thường:

Bệnh nhân bị giảm hoặc mất đi chức năng vận động đơn giản như cầm nắm, bàn tay sẽ khó có thể nắm lại hoặc gặp khó khăn khi xoay tay, xoay vai. Khả năng lao động của người bệnh sẽ bị ảnh hưởng. 

  • Teo cơ, biến dạng khớp hoặc tàn phế:
    Đây là những biến chứng nguy hiểm hơn bệnh nhân có thể gặp phải, giai đoạn cuối của bệnh thậm chí có thể gây bại liệt cho bệnh nhân. 
  • Các bệnh về tim mạch:

Ngoài gây biến chứng tại khớp, bệnh có thể gây gây biến chứng tại các cơ quan khác, đặc biệt là tại tim, van tim có thể bị tổn thương, gây nên các bệnh tim mạch, bệnh nhân có thể tử vong. 

Đau nhức xương khớp là dấu hiệu cảnh báo của những bệnh lý nguy hiểm nào?

Đau nhức xương khớp là biểu hiện thường gặp nhất của các bệnh lý cơ xương khớp, cụ thể:

Thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp là bệnh chiếm tỉ lệ cao nhất trong các bệnh về xương khớp, đặc biệt ở những người lớn tuổi. Đây là tình trạng bệnh thoái hóa loạn dưỡng của khớp, biểu hiện sớm nhất ở sụn khớp, sau đó biến đổi ở bề mặt khớp và hình thành các gai xương, cuối cùng dẫn đến biến dạng khớp.

Khi bị thoái hóa khớp, biểu hiện lâm sàng ban đầu thường thầm lặng và thay đổi tùy theo từng người bệnh. Người bệnh thường bị sưng đau khớp, cứng ở trong khớp hoặc quanh khớp, cử động nghe tiếng lách tách trong khớp. Bệnh cũng đi kèm với việc hạn chế cử động khớp. 

Cơn đau khớp có thể cảm nhận rõ khi thời tiết thay đổi, có thể tăng lên khi bệnh nhân cử động. Ngoài ra, hiện tượng cứng khớp <30 phút cũng thường xuyên gặp hơn vào buổi sáng khi tỉnh dậy.  

Thoái hóa khớp tiến triển từ từ trong nhiều năm, có thể dẫn đến tình trạng tàn phế do khớp hư hoàn toàn. Đến nay vẫn chưa tìm ra phương pháp phòng ngừa và điều trị nào hiệu quả hoàn toàn, ngoại trừ thay khớp nhân tạo cho bệnh nhân. 

Viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp là một bệnh lý mạn tính thuộc nhóm bệnh rối loạn tự miễn. Bệnh tác động lên nhiều cơ quan khác nhau như da, mạch máu, tim, phổi và cơ. Tuy nhiên, khớp xương là nơi bị tổn thương nặng nề nhất. 

Bệnh nhân thường có triệu chứng như viêm khớp đối xứng, cứng khớp vào buổi sáng >1h. Tình trạng này nhận thấy rõ ở khớp nhỏ và nhỡ của bàn tay và bàn chân. Các cơn đau, sưng khớp thường liên tục cả ngày, nghỉ ngơi không đỡ đau. 

Viêm khớp kéo dài sẽ khiến người bệnh mệt mỏi, suy nhược, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống. Nếu không điều trị sớm, đầy đủ, bệnh có thể gây biến dạng các khớp viêm, gây nên bán trật khớp, tàn phế. 

Gout

Gout (hay gút, thống phong) là một bệnh đặc trưng ở khớp. Bệnh do cơ thể dư thừa quá nhiều chất đạm, dẫn tới rối loạn chuyển hóa purin, axit uric tích tụ trong máu. 

Người mắc Gout có biểu hiện sưng nóng đỏ đau tại các khớp, điển hình là bàn chân, cổ chân, gối hay bàn tay.  

Cần điều trị triệu chứng trước khi bệnh chuyển sang giai đoạn mạn tính, có thể gây biến dạng khớp và phá hủy sụn không hồi phục.

Nguyên nhân gây đau nhức xương khớp

Để điều trị đau nhức xương khớp triệt để, cần xác định căn nguyên chính xác của bệnh. Một số nguyên nhân thường gặp gây đau xương khớp có thể kể đến như: 

  • Chấn thương, tai nạn: ảnh hưởng trực tiếp, khiến xương gãy, nứt hay trật khớp.
  • Tuổi tác: cơ thể lão hóa cũng khiến chức năng của hệ xương khớp kém đi, dẫn tới thoái hóa và đau xương khớp dai dẳng.
  • Mắc các bệnh lý về xương khớp: thoái hóa khớp, loãng xương, viêm khớp dạng thấp, thoát vị đĩa đệm, gout…
  • Thói quen, lối sống không lành mạnh: thói quen sống ít vận động, tập thể dục hay ngồi lâu, làm việc sai tư thế… ảnh hưởng rất lớn tới sự vận động và chức năng xương khớp.

Các đối tượng thường bị đau nhức xương khớp

Các đối tượng thường bị đau nhức xương khớp
Các đối tượng thường bị đau nhức xương khớp

Cơn đau nhức xương khớp thường gặp nhiều ở đối tượng trên 50 tuổi, nhưng hiện nay, tỷ lệ trẻ hóa theo độ tuổi của căn bệnh này càng gia tăng. Đối tượng mắc đau nhức xương khớp đã trở nên đa dạng hơn như:

  • Người trẻ: người lao động chân tay nặng nhọc, người làm việc văn phòng
  • Người trung niên và lớn tuổi
  • Phụ nữ có thai và sau sinh
  • Trẻ em cũng có thể là đối tượng bị đau nhức xương khớp

Các phương pháp điều trị bệnh đau nhức xương khớp hiện nay

Nếu cơ thể xuất hiện những triệu chứng đau nhức xương khớp, người bệnh cần đến các cơ sở y tế để thăm khám, từ đó nhận được chẩn đoán chính xác và phương án điều trị phù hợp. Bệnh nhân có thể tham khảo một số phương pháp điều trị bệnh dưới đây:

Phương pháp không dùng thuốc

Người bệnh có thể thay đổi một số thói quen sống để làm giảm triệu chứng đau xương khớp bằng các hoạt động như:

  • Tập thể dục với khối lượng vừa phải, duy trì các hoạt động thể chất.
  • Khởi động kĩ trước khi tập thể dục.
  • Tắm nước ấm, massage và duỗi người thường xuyên.
  • Nghỉ ngơi đầy đủ, không làm việc quá sức.

Phương pháp dùng thuốc

Phương pháp dùng thuốc
Phương pháp dùng thuốc

Thuốc Tây Y

Thuốc Tây Y có tác dụng nhanh chóng, có vai trò rất quan trọng trong việc điều trị xương khớp. Các loại thuốc thường được sử dụng đối với cơn đau là:

  • Thuốc giảm đau, chống viêm như Paracetamol, Ibuprofen, Diclofenac
  • Thuốc đường tiêu hóa như Omeprazol
  • Thuốc thuộc nhóm corticoid như Triamcinolone…

Với tác dụng kịp thời, giảm đau hiệu quả song thuốc Tây lại có thể dẫn tới một số tác dụng không mong muốn, đặc biệt dùng thuốc trong thời gian dài. Bệnh nhân cần sử dụng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.

Thuốc Đông Y

Các bài thuốc Đông y thường tập trung vào việc đưa tà khí ra ngoài, tránh xâm nhập vào xương khớp, đả thông khí huyết, giúp bệnh nhân giảm sưng đau. Một số cây thuốc cổ truyền bệnh nhân có thể sử dụng như:

  • Cây cỏ xước: mang tính mát, vị chua, có khả năng chống viêm, giảm đau khi uống đơn lẻ hay kết hợp với các vị thuốc khác
  • Cây ngải cứu: có thể sắc uống hay nấu canh, ngoài ra khi chườm nóng đắp lên vùng xương khớp bị đau sẽ giúp dễ chịu hơn, thông mạch, hoạt huyết, 
  • Hạt mã tiền: dùng để xoa bóp hay sắc uống, tuy nhiên cần chú ý loại bỏ các độc tính của hạt trước khi sử dụng

Phẫu thuật và vật lý trị liệu

Trong một số trường hợp bệnh lý phức tạp, người bệnh có thể được chỉ định phẫu thuật cắt bỏ phần sụn khớp bị bệnh. 

Ngoài ra, các bài tập vật lý chuyên khoa được thiết kế phù hợp cũng có thể giúp bệnh nhân phục hồi chức năng xương khớp. Việc này cần sự kiên trì luyện tập và duy trì hàng ngày của bệnh nhân để đạt hiệu quả tốt nhất.

Bổ sung các thực phẩm hỗ trợ giảm đau nhức xương khớp

Bổ sung các thực phẩm hỗ trợ giảm đau nhức xương khớp
Bổ sung các thực phẩm hỗ trợ giảm đau nhức xương khớp

Trong tự nhiên, có rất nhiều tinh chất có thể giúp ngăn ngừa và giảm thiểu tình trạng đau nhức xương khớp, bổ sung sụn khớp và giúp xương sức khỏe. 

  • Cao Kiện cốt 8- BoneCare: 8- BoneCare là hỗn hợp cao sấy phun chiết xuất từ các thành phần thảo dược được sử dụng thường xuyên trong y học để điều trị các bệnh xương khớp. Sử dụng đều đặn 8- BoneCare có thể giúp giảm đau, chống viêm, mạnh gân cốt và phòng ngừa thoái hóa khớp.
  • Ayuflex: Ayuflex là một sản phẩm dành cho người ăn chay, có nguồn gốc từ quả của cây Chiêu Liêu. Các hoạt chất sinh học trong Ayuflex đem đến tác dụng bảo vệ và tăng cường chức năng khớp. 

Một số biện pháp phòng ngừa đau nhức xương khớp

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, mỗi cá nhân đều cần có ý thức về phòng tránh nguy cơ, không tạo điều kiện cho các bệnh xương khớp phát triển. 

Tập thể dục đều đặn

Các hoạt động thể dục, hoạt động chân tay có thể giúp cơ bắp và xương khỏe mạnh hơn. Với một chương trình tập luyện nhẹ nhàng, phù hợp như đi dạo, đạp xe, bơi lội có thể giữ cho các khớp linh hoạt, tăng cường sự dẻo dai cho cơ bắp.

Tuân theo chế độ ăn uống lành mạnh

Chế độ ăn uống nhiều rau tươi, trái cây, cân bằng lượng thực phẩm sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch và sức khỏe toàn diện. Trong khi đó, với chế độ ăn chứa nhiều thịt đỏ, thêm đường và muối có thể khiến tình trạng viêm, đặc biệt là viêm khớp thêm trầm trọng.

Quản lý cân nặng hợp lý

Trọng lượng cơ thể gây áp lực lên các khớp điển hình như đầu gối, hông và bàn chân. Giảm cân sẽ giúp giảm sức nặng cho khớp, giúp giảm đau và hạn chế tổn thương cho khớp trong tương lai.

Một số lưu ý khi chăm sóc người bệnh

Để có thể lập kế hoạch chăm sóc hợp lý, người thân cần hiểu rõ bệnh tình và tổng hợp các dữ liệu về tình trạng của người bệnh. Cần lưu ý và ưu tiên một số điều khi chăm sóc bệnh nhân:

  • Để bệnh nhân nghỉ ngơi, tránh các hành động ảnh hưởng đến khớp 
  • Hướng dẫn bệnh nhân tập luyện phù hợp
  • Giúp người bệnh có chế độ ăn lành mạnh, hợp lý
  • Đảm bảo người bệnh đi khám định kỳ và điều trị theo đúng hướng dẫn của bác sĩ

Tìm hiểu thêm:

Dương Thu Huyền
Đánh giá bài viết
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

HỎI ĐÁP CHUYÊN GIA

(Miễn Phí)

Điền thông tin của bạn và đặt câu hỏi cho chuyên gia để được liên hệ giải đáp trực tiếp (cuộc gọi cho chuyên gia hoàn toàn miễn phí)

Thông báo

x

BÀI VIẾT NỔI BẬT
TIN MỚI NHẤT
Sản phẩm Kiện Cốt Vương có tốt không? Dùng bao lâu thì hiệu quả?
Kiện Cốt Vương – Giải pháp chuyên biệt cho người viêm khớp, thoái hóa khớp
THÔNG BÁO CHƯƠNG TRÌNH “DÙNG THỬ TRƯỚC – TRẢ TIỀN SAU”
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
logo Kiện Cốt Vương nền trắng

CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC MỸ PHẨM CVI

Trụ sở: Lô đất CN1-08B-3 Khu công nghiệp công nghệ cao 1 - Khu công nghệ cao Hòa Lạc, Km 29 đại lộ Thăng Long, xã Thạch Hòa, huyện Thạch Thất, TP. Hà Nội

Điện thoại: (024) 3668 6938
Gmail: cskh@cvi.vn
Bản quyền © 2022 thuộc về CVI Pharma

Thực phẩm này không phải là thuốc và
không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

CVI Pharma Miền Bắc

(024) 3668 6938

CVI Pharma Miền Nam

(028) 3861 0162

  • GPKD số 0105440255
  • Nơi cấp: Sở Kế hoạch & Đầu tư Hà Nội
  • Ngày cấp: 05/08/2011

LIÊN KẾT MẠNG XÃ HỘI

Địa điểm
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x