HỖ TRỢ GIẢM ĐAU, KHỚP XƯƠNG CHẮC KHỎE

Thoái hóa đĩa đệm: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Tác giả
Ds. Lê Thị Dạ Quỳnh
Ngày đăng
22/08/2023
Lượt xem
1050

Thoái hóa đĩa đệm cột sống là nguyên nhân phổ biến hàng đầu gây ra các cơn đau mỏi cổ vai gáy và đau cột sống lưng nhưng lại dễ bị hiểu lầm sang các dạng bệnh khác dẫn đến việc điều trị không đúng cách làm cho tình trạng thoái hóa càng trở nên nghiêm trọng hơn.

Đĩa đệm là phần nằm giữa các đốt sống, có nhân nhầy bên trong và được bao bọc bởi lớp vỏ bên ngoài. Đĩa đệm có vai trò chịu lực do cột sống đè lên, tạo sự linh hoạt và mềm dẻo cho cột sống khi cử động.

Thoái hóa đĩa đệm là tình trạng hao mòn dần của đĩa đệm theo thời gian và tuổi tác. Ngoài ra, thoái hóa đĩa đệm còn hình thành bởi rất nhiều các nguyên nhân khác, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe xương khớp và cuộc sống của người bệnh. Do đó, tìm hiểu về thoái hóa đĩa đệm là cách giúp mọi người có biện pháp phòng ngừa và chữa trị bệnh an toàn, hiệu quả.

Thoái hóa đĩa đệm là gì?

Thoái hóa đĩa đệm là dấu hiệu hao mòn của đĩa đệm cột sống khi cơ thể chúng ta già đi. Mặc dù không phải ai cũng bị thoái hóa đĩa đệm nhưng tỷ lệ người trẻ bị mắc căn bệnh này đang có xu hướng ngày càng gia tăng do nhiều nguyên nhân khiến đĩa đệm cột sống bị tổn thương dẫn đến thoái hóa.

Các đĩa đệm giống như bộ giảm xóc giữa các xương của cột sống có vai trò làm tăng độ đàn hồi giúp cột sống lưng hoạt động linh hoạt hơn, đồng thời chống lại lực tác động từ bên ngoài khi cột sống chuyển động. Mỗi đĩa đệm gồm có hai phần:

+ Lớp vỏ bên ngoài cứng và dai, chứa các dây thần kinh. Nếu vỏ đĩa đệm bị rách sẽ làm cho lớp nhân nhầy bên trong thoát ra ngoài, gây chèn ép lên thần kinh và mạch máu, nên người bệnh sẽ có triệu chứng khá đau đớn.

+ Nhân nhầy bên trong mềm như thạch, chứa hàm lượng lớn protein. Nếu lớp nhân nhầy này bị rò rỉ ra ngoài gây chèn ép lên các dây thần kinh của lớp vỏ ngoài  đĩa đệm, sẽ gây ra rất nhiều đau đớn.

Đĩa đệm bị thoái hóa gây chèn ép rễ thần kinh và mạch máu

Không giống như các mô khác của cơ thể, đĩa đệm có lượng máu cung cấp rất thấp. Do đó, một khi đĩa đệm bị thương, nó sẽ không thể tự phục hồi trở lại và nguy cơ thoái hóa có thể xảy ra theo 4 giai đoạn trong khoảng từ 20 đến 30 năm:

Giai đoạn đầu: Ở giai đoạn này, đĩa đệm, khớp, và các dây thần kinh đã có những dấu hiệu tổn thương cụ thể nhưng chưa có các triệu chứng rõ ràng nên người bệnh không cảm thấy đau.

Nếu phát hiện thoái hóa đĩa đệm ở giai đoạn này và có phương pháp điều trị kịp thời thì tình trạng thoái hóa sẽ được kiểm soát tốt.

Giai đoạn 2: Ở giai đoạn này, đĩa đệm đã bị hẹp dần, cấu trúc xương có sự thay đổi và gần nhau hơn, gai cột sống cũng xuất hiện. Người bệnh bắt đầu cảm nhận được cảm giác đau, đặc biệt là khi di chuyển hay vận động mạnh, cúi gập người, mang vác nặng…chiều cao cơ thể cũng giảm.

Giai đoạn 3: Tình trạng thoái hóa đĩa đệm chuyển biến nặng sau nhiều năm. Các cơn đau xuất hiện ngày càng nhiều và rõ rệt hơn ngay cả khi người bệnh đứng yên hay nghỉ ngơi, do các dây thần kinh xung quanh đĩa đệm bị tổn thương nặng. Xương cột sống có thể bị cong hoặc biến dạng gây mất cân bằng khi di chuyển, người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi, thiếu sức sống.

Giai đoạn 4: Đây là giai đoạn nặng nhất của bệnh, đĩa đệm bị thoái hóa làm cho cột sống bị biến dạng nghiêm trọng. Dây thần kinh bị chèn ép và gây đau nhức, người bệnh không thể vận động bình thường, có thể dẫn đến teo cơ. Cơn đau xuất hiện nhiều gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng vận động, sức khỏe và tinh thần cũng như cuộc sống của người bệnh.

Xem thêm: Thoái hóa đĩa đệm cột sống

Những nguyên nhân nào gây thoái hóa đĩa đệm?

Trước kia, nguyên nhân gây thoái hóa đĩa đệm cột sống chủ yếu là do quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể con người khi bắt đầu bước vào độ tuổi trung niên. Xương và các bộ phận khác trên cơ thể sẽ già đi và suy yếu.

Tuy nhiên, hiện nay tỷ lệ người trẻ bị thoái hóa đĩa đệm đang có xu hướng gia tăng. Ngoài vấn đề tuổi tác thì còn có rất nhiều yếu tố nguy cơ, là nguyên nhân dẫn đến thoái hóa đĩa đệm. Cụ thể là:

Sự khô dần của đĩa đệm: Khi chúng ta mới sinh ra, đĩa đệm có khoảng 80% là nước. Nhưng khi cơ thể già đi, đĩa đệm sẽ khô dần và thu hẹp lại, khả năng đàn hồi và chịu lực tác động cũng giảm dần.

Chấn thương: Tai nạn do lao động, hay ngã xe, vận động thể thao quá sức gây chấn thương vùng cột sống có thể làm cho đĩa đệm bị rách và tổn thương, thúc đẩy quá trình thoái hóa diễn ra nhanh hơn.

Tuổi tác: Phần lớn những người sau độ tuổi 60 đều gặp phải tình trạng thoái xương khớp và thoái hóa đĩa đệm ở nhiều mức độ khác nhau.

Chế độ dinh dưỡng: Việc ăn uống thừa hay thiếu dưỡng chất khiến cơ thể thừa cân béo phì hoặc thiếu cân suy dinh dưỡng đều ảnh hưởng đến sức khỏe của hệ cơ xương khớp, trong đó có đĩa đệm. 

Nguyên nhân gây thoái hóa đĩa đệm

Nếu cơ thể bị thừa cân, béo phì, cột sống sẽ phải chịu lực tác động nhiều hơn gấp nhiều lần so với bình thường. Nếu cơ thể bị thiếu hụt dưỡng chất nuôi sụn khớp, đĩa đệm sẽ nhanh chóng bị khô đi…cả hai trường hợp đều thúc đẩy quá trình thoái hóa đĩa đệm diễn ra nhanh hơn.

Ít vận động: Những người trẻ đặc biệt là nhân viên văn phòng thường xuyên ngồi lâu một chỗ, ít vận động làm cho quá trình trao đổi chất và hấp thu bị gián đoạn sẽ làm tăng nguy cơ thoái hóa đĩa đệm.

Đặc trưng công việc: Những người thường xuyên phải làm việc nặng, khuân vác trên lưng, vai…khiến cột sống phải chịu áp lực lớn, lâu ngày sẽ dẫn đến thoái hóa xương khớp và đĩa đệm.

Tiền sử bệnh xương khớp: Những người từng có tiền sử bị mắc các bệnh xương khớp như thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm hoặc từng bị chấn thương phải phẫu thuật cột sống cũng sẽ có nguy cơ bị thoái hóa đĩa đệm cao hơn.

Yếu tố di truyền: Nếu trong gia đình bạn có người thân bị thoái hóa xương khớp, thoái hóa đĩa đệm cột sống thì nguy cơ bạn sẽ bị như họ cũng sẽ cao hơn.

Việc nắm được nguyên nhân gây thoái hóa đĩa đệm là vấn đề rất quan trọng giúp mọi người có biện pháp phòng ngừa ngay từ sớm, tránh được các yếu tố nguy cơ gây thoái hóa đĩa đệm hiệu quả.

Xem thêm: Thoái hóa đĩa đệm cột sống: Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị an toàn

Các triệu chứng thoái hóa đĩa đệm là gì?

Nếu như trước đây bệnh thoái hóa đĩa đệm chỉ gặp ở người già, người cao tuổi thì hiện nay tỷ lệ người trẻ bị thoái hóa đĩa đệm cột sống đang có xu hướng gia tăng nhanh chóng.

Khi bị thoái hóa đĩa đệm, người bệnh thường có các triệu chứng biểu hiện như:

– Đau nặng hơn khi ngồi: Vì khi ngồi, các đĩa đệm cột sống lưng dưới sẽ phải chịu tải nhiều hơn gấp ba lần so với khi đứng.

– Tê và ngứa ran ở tứ chi.

– Yếu cơ chân hoặc tê bì từ cẳng chân xuống đến bàn chân, có thể là dấu hiệu tổn thương rễ thần kinh.

– Cảm giác đau trở nên tồi tệ hơn khi cúi, nâng hoặc vặn người.

– Đau nhẹ hơn khi đi bộ hoặc chạy so với khi ngồi hoặc đứng trong thời gian dài.

– Giảm đau khi thay đổi tư thế thường xuyên hoặc nằm nghỉ ngơi.

– Cơn đau ở cột sống có thể ảnh hưởng đến vùng thắt lưng dưới lưng thấp, mông và đùi hoặc cổ vai gáy lan đến cánh tay và bàn tay, tùy thuộc vào vị trí đĩa đệm bị thoái hóa.

– Các giai đoạn đau dữ dội đến và đi, triệu chứng này kéo dài từ vài ngày đến vài tháng trước khi thuyên giảm. Chúng có thể bao gồm từ cơn đau dai dẳng đến đau vô hiệu. 

Triệu chứng thoái hóa đĩa đệm

Thoái hóa đĩa đệm thực chất không phải là bệnh lý xương khớp mà là tình trạng đĩa đệm bị tổn thương nên gây nhiều đau đớn dai dẳng hạn chế khả năng vận động, thậm chí có thể dẫn đến tàn tật vĩnh viễn nếu không chữa trị kịp thời.

Xem thêm: Thoái hóa đĩa đệm: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Điều trị thoái hóa đĩa đệm như thế nào cho an toàn và hiệu quả?

Thoái hóa đĩa đệm là tình trạng hao mòn xảy ra trong thời gian dài với các triệu chứng và mức độ khác nhau. Do đó, các phương pháp chữa trị sẽ tùy thuộc vào từng giai đoạn phát triển của bệnh. Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị thoái hóa đĩa đệm khác nhau như sử dụng thuốc, vật lý trị liệu, hoặc phẫu thuật…

1/ Cách chữa thoái hóa đĩa đệm bằng thuốc

Thuốc điều trị thoái hóa đĩa đệm bao gồm cả thuốc Đông y, thuốc Tây y, thuốc Nam…trong đó:

+ Thuốc Tây y điều trị thoái hóa đĩa đệm chủ yếu là thuốc giảm đau (nhóm Paracetamol), thuốc kháng viêm (NSAID) không chứa steroid (Ibuprofen, Celecoxib, Diclofenac), thuốc chống viêm nhóm Corticoid (dạng tiêm hoặc uống), thuốc giãn cơ (Cyclobenzaprine, Metaxalone), thuốc giảm đau thần kinh (Gabapentin)…Các loại thuốc chữa bệnh tây y đều sẽ gây ra một số tác dụng phụ lên hệ tiêu hóa (gan, thận, dạ dày…) có thể gây ra tình trạng lệ thuộc vào thuốc và không có khả năng chữa trị bệnh triệt để tận gốc mà chỉ có tác dụng giảm đau, chống viêm, và cải thiện triệu chứng nên người bệnh cân nhắc trước khi sử dụng.

Thuốc tây y điều trị thoái hóa đĩa đệm

+ Ngoài thuốc Tây y, khi bị thoái hóa đĩa đệm, người bệnh có thể tham khảo một số bài thuốc nam hoặc thuốc bắc để chữa trị. Tuy nhiên, hiệu quả giảm đau của các bài thuốc này thường không cao do dược tính không đủ mạnh, gây mất thời gian và tốn kém thêm chi phí.

Xem thêm: TOP 17 thuốc chữa thoát vị đĩa đệm được ưa chuộng

2/ Vật lý trị liệu điều trị thoái hóa đĩa đệm

Các chuyên gia vật lý trị liệu sẽ hướng dẫn bạn các bài tập luyện giúp tăng cường cơ lưng, giảm đau và cải thiện tình trạng thoái hóa đĩa đệm. Dần dần bạn sẽ cảm thấy cải thiện về cơn đau, tư thế và khả năng vận động tổng thể.

3/ Điều trị thoái hóa đĩa đệm bằng phương pháp bảo tồn

Nếu người bệnh bị thoái hóa đĩa đệm ở giai đoạn 2, có thể áp dụng phương pháp chữa trị bệnh theo khuynh hướng bảo tồn bằng cách  massage, châm cứu, chườm nóng, chườm lạnh, kích điện… Do không sử dụng đến thuốc nên phương pháp này không gây tác dụng phụ hay ảnh hưởng đến sức khỏe, khá an toàn đối với người bệnh. Mặt khác, người bị thoái hóa đĩa đệm có thể tự thực hiện ngay tại nhà mà không cần phải đến cơ sở y tế.

4/ Điều trị thoái hóa đĩa đệm bằng phương pháp phẫu thuật

Với những trường hợp bị thoái hóa đĩa đệm nặng có nguy cơ dẫn đến teo cơ, cong vẹo cột sống…mọi phương pháp chữa trị bằng thuốc, vật lý trị liệu, hay bảo tồn đều không đáp ứng hiệu quả thì bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật thay đĩa đệm nhân tạo để giảm đau và cải thiện khả năng vận động cho người bệnh.

Tuy nhiên phương pháp này cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro trong quá trình gây mê phẫu thuật, nhiễm trùng vết mổ, chi phí chữa bệnh cao, thời gian hồi phục lâu, gây nhiều đau đớn trong quá trình thực hiện…

5/ Phương pháp nắn chỉnh cột sống

Ngoài phương pháp phẫu thuật, những trường hợp bị cong vẹo cột sống do thoái hóa đĩa đệm có thể sử dụng phương pháp nắn chỉnh cột sống. Các bác sĩ sẽ dùng tay để tác động lên vùng cột sống bị tổn thương bằng kỹ thuật nắn chỉnh, đưa đốt sống bị lệch trở về đúng vị trí bình thường, giúp các khớp đốt sống hoạt động linh hoạt hơn. Đồng thời thúc đẩy quá trình trao đổi chất và lưu thông máu, giúp giảm đau, cải thiện chức năng hệ thần kinh, làm chậm quá trình thoái hóa đĩa đệm hiệu quả.

Kiện Cốt Vương – Giải pháp mới trong điều trị thoái hóa cột sống an toàn và hiệu quả nhất

Sau nhiều năm nghiên cứu và kiểm nghiệm thực tế, Kiện Cốt Vương ra đời như là một giải pháp tối ưu nhất cho người bị các bệnh về đau nhức xương khớp.

Cốt Vương là sản phẩm đầu tiên kết hợp thành công các thảo dược quý cho xương khớp trên thế giới như: Chiết xuất Quả Chiêu Liêu từ Mỹ. Móng Quỷ, Nhũ Hương, Bromelain và chiết xuất 8-BoneCareCVI có nguồn gốc từ bài thuốc cổ Hy thiêm thang tại Việt Nam.

Kiện Cốt Vương – Giúp giảm đau khớp, vận động dễ dàng

Quả Chiêu Liêu được mệnh danh là “VUA của các loại THẢO DƯỢC” trong y học Ấn Độ Cố Đại từ 5.000 năm trước bởi có khả năng chữa nhiều loại bệnh. Sau rất nhiều thử nghiệm, vào năm 2014, tập đoàn Natreon Mỹ đã công bố sự ra đời của chiết xuất Quả Chiêu Liêu AyuFlexTM – với 5 công dụng nổi bật cho xương khớp thông qua 5 nghiên cứu lâm sàng và tiền lâm sàng tại Mỹ:

  • Giúp giảm đau khớp
  • Chống viêm khớp theo đa cơ chế
  • Kích thích sản sinh dịch khớp
  • Tăng cường sản sinh Collagen Type II
  • Tăng cường vận động cho khớp

Năm 2015, Chiết xuất Quả Chiêu Liêu được cấp bằng sáng chế với số hiệu US010500240B2. Không dừng lại tại đó, chiết xuất Quả Chiêu Liêu còn đạt tiêu chuẩn GRAS – FDA về độ an toàn, không hại dạ dày, gan thận khi sử dụng.

Những tiêu chuẩn chất lượng của Chiết xuất Quả Chiêu Liêu AyuFlex trong Kiện Cốt Vương

Để gia tăng 5 tác dụng nổi bật của Chiết xuất Quả Chiêu Liêu, các nhà khoa học thuộc công ty cổ phần Dược mỹ phẩm CVI đã kết hợp thành công với chiết xuất Móng Quỷ, Nhũ Hương, Bromelain (Chiết xuất Quả Dứa) tạo nên Bộ Tứ Thảo Dược Giảm Đau Khớp mang tác dụng cộng hưởng mạnh mẽ, nhanh chóng.

Chiết xuất 8-BoneCareCVI được phát triển từ bài thuốc cổ Hy Thiêm Thang cấu tạo bởi 8 vị thảo dược y học cổ truyền tốt cho xương khớp. Là hiện thân tiêu biểu cho nguyên lý ”thận chủ cốt sinh tủy”, chiết xuất 8-BoneCareCVI không chỉ đánh trực diện vào căn nguyên gây bệnh mà còn giúp bồi bổ thận, lưu thông khí huyết. Từ đó hệ cơ xương khớp được nuôi dưỡng đầy đủ, tránh được những cơn đau nhức do tắc nghẽn, chèn ép mạch máu, cân cơ và ngay tại ổ khớp.

Kiện Cốt Vương không chỉ mang đến hiệu quả giảm triệu chứng đau nhức khớp, sưng viêm, cứng mỏi, tê bì (cảm nhận rõ chỉ sau 7-10 ngày) mà còn bổ sung dịch khớp giúp người bệnh vận động thoải mái, ngồi xuống đứng lên, cúi gập, xoay người, cử động các khớp dễ dàng hơn.

+ Kiện Cốt Vương được bán tại nhà thuốc uy tín trên toàn quốc, chuỗi nhà thuốc Long Châu, An Khang,… vui lòng xem ĐỊA CHỈ NHÀ THUỐC TẠI ĐÂY

+ MUA HÀNG ONLINE – GIAO NGAY TẬN NHÀ bằng cách Gọi tổng đài (miễn phí) 1800 1796 hoặc ĐẶT HÀNG TẠI ĐÂY 

+ Mua Kiện Cốt Vương trên Shopee TẠI ĐÂY

Kiện Cốt Vương có tác dụng gì?

Sự kết hợp ĐÚNG – ĐỦ các thảo dược trong Kiện Cốt Vương mang đến công dụng toàn diện cho xương khớp qua CƠ CHẾ TỨ TRỤ:

  1. GIẢM NHANH TRIỆU CHỨNG: Giúp giảm đau nhức, chống viêm từ tinh chất thảo dược quý, an toàn tuyệt đối. 
  2. HẠN CHẾ THOÁI HÓA KHỚP: Tăng cường tái tạo và phục hồi sụn khớp, làm chậm quá trình thoái hóa khớp.
  3. TĂNG CƯỜNG VẬN ĐỘNG: Kích thích sản xuất Collagen tuyp II và dịch khớp giúp khớp vận động linh hoạt, giảm khô khớp, cứng khớp.
  4. BẢO VỆ XƯƠNG KHỚP CHẮC KHỎE: Tăng hấp thu Canxi và vận chuyển Canxi vào tận khung xương. Giúp xương chắc khỏe từ bên trong.

Kiện Cốt Vương có tốt không? Khách hàng nói gì sau khi sử dụng

ÔNG ĐẶNG XUÂN TRƯỜNG – Chiêm Hóa, Tuyên Quang

Bệnh lý: Thoái hóa khớp 10 năm, biến chứng teo cơ cánh tay

Sau thời gian đầu sử dụng Kiện Cốt Vương: “Tôi thấy khớp nhẹ nhõm đi nhiều, đỡ đau nhức đỡ cứng khớp. Uống hết liệu trình, là giờ nó không còn đau, buốt ở trong xương nhiều nữa, cánh tay bị teo trước đó giờ đã có thể tự mặc quần áo, tự tắm rửa, cầm được nắm lúa để gặt rồi . Cái lưng cũng thế, đỡ lắm, giờ ngồi lâu bình thường không có mỏi gì nữa”

BÀ NGUYỄN THỊ CÚC – Cầu Giấy – Hà Nội

Bệnh lý: Thoái hóa 3 đốt sống cổ, 4 đốt sống lưng, viêm đa khớp toàn thân

Sau khi dùng Kiện Cốt Vương: “Khi tôi ngồi xuống đứng lên là cái vận động nó linh hoạt, nhẹ nhõm hơn. Cầm cái lược chải đầu thì nó dễ dàng hơn. Mười đầu ngón tay ngón chân trước đây nó tê nhiều, giờ là đỡ lắm rồi. Các bước đi nó vững vàng, chắc chắn hơn. Tôi dùng hết liệu trình rồi, giờ người khỏe lắm, khoan khoái hơn rất nhiều…”

NHÀ THUỐC TOÀN QUỐC – Đánh giá về Kiện Cốt Vương
Đài truyền hình quốc gia VTV2 đưa tin về sản phẩm Kiện Cốt Vương
Đài truyền hình quốc gia VTV1 đưa tin về dự án “Vì sức khỏe xương khớp người Việt” được thực hiện bởi nhãn hàng Kiện Cốt Vương

Kiện Cốt Vương Có Giá Bao Nhiêu?

Hiện tại Kiện Cốt Vương có 2 loại quy cách đóng gói.

  1. Hộp lọ 45 viên. GIÁ NIÊM YẾT: 415.000Đ
  2. Hộp 2 vỉ x 10 viên. GIÁ NIÊM YẾT: 186.000Đ
  3. Đặc biệt, tháng 7/2023, Combo Kiện Cốt Vương 40 viên chính thức có mặt trên thị trường với mức giá ưu đãi chỉ 270.000Đ

Thực tế, giá bán sẽ có sự chênh lệch nhỏ giữa các nhà thuốc trên toàn quốc. Khi mua Quý khách hàng lưu ý lựa chọn sản phẩm có tem chống hàng giả và bao bì chính hãng để đảm bảo quyền lợi.

ĐKSP: 2397/2022/ĐKSP

Mua Kiện Cốt Vương Ở Đâu Chính Hãng, Uy Tín?

Để mua sản phẩm Kiện Cốt Vương chính hãng, uy tín và giá cả phải chăng, Quý khách hàng có thể đặt mua dưới 4 hình thức sau đây:

CÁCH 1: Mua tại hệ thống nhà thuốc trên toàn quốc, chuỗi nhà thuốc An Khang, Long Châu,… (Xem chi tiết TẠI ĐÂY)

CÁCH 2: Mua online tại website hoặc fanpage chính thức của Nhãn hàng (Xem chi tiết TẠI ĐÂY)

CÁCH 3: Tham khảo thông tin từ Dược sĩ chuyên môn và đặt hàng trực tiếp thông qua Tổng đài (miễn cước): 1800.1796

CÁCH 4: Mua Kiện Cốt Vương tại gian hàng Shopee chính hãng TẠI ĐÂY 

Kiện Cốt Vương và dự án Vì Sức Khỏe Xương Khớp Người Việt

Tháng 7/2022, vượt qua nhiều vòng kiểm định chất lượng nghiêm ngặt, Kiện Cốt Vương vinh dự được lựa chọn là sản phẩm đồng hành cùng lãnh đạo các cấp, Sở Lao động thương binh và xã hội, Ban Tuyên giáo TW và nhiều cơ quan ban ngành khác trao tặng cho các thương bệnh binh, mẹ Việt Nam anh hùng, người có công trên toàn quốc trong dịp kỷ niệm 75 năm ngày Thương binh liệt sĩ Việt Nam 27/07/2022. 

Một số hình ảnh về dự án

Thông tin về dự án “Vì sức khỏe xương khớp người Việt” đã được các kênh truyền hình lớn như VTV1, VTV2, Hà Nội 1, Đà Nẵng TV,… đưa tin

Viêm khớp, thoái hóa khớp là “bệnh quốc dân” mà ai trong chúng ta cũng gặp phải do quá trình lão hóa tự nhiên. Bên cạnh việc điều trị triệu chứng, hệ xương khớp muốn vững vàng cần được chăm sóc toàn diện từ bên trong. Với độ an toàn đã được khẳng định, Quý Khách Hàng hoàn toàn có thể duy trì sử dụng Kiện Cốt Vương mỗi ngày để hạn chế thoái hóa khớp và ngăn ngừa bệnh tái phát.

Kiện Cốt Vương được sản xuất tại nhà máy dược phẩm công nghệ cao CVI PHARMA. Đây là đơn vị sản xuất đã đăng ký cơ sở FDA và đạt chuẩn GMP-WHO về sản xuất thuốc và thực phẩm chức năng. 

Trong quá trình sử dụng sản phẩm nếu có bất kỳ vấn đề gì cần được giải áp, Quý Khách Hàng vui lòng gọi đến Tổng đài (miễn cước): 1800 1796 để được chuyên gia y tế hỗ trợ kịp thời.

Dương Thu Huyền
Đánh giá bài viết
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

HỎI ĐÁP CHUYÊN GIA

(Miễn Phí)

Điền thông tin của bạn và đặt câu hỏi cho chuyên gia để được liên hệ giải đáp trực tiếp (cuộc gọi cho chuyên gia hoàn toàn miễn phí)

Thông báo

x

BÀI VIẾT NỔI BẬT
TIN MỚI NHẤT
COMBO KIỆN CỐT VƯƠNG 40 VIÊN – ƯU ĐÃI SỐC, GIÁ SIÊU HỜI
Sản phẩm Kiện Cốt Vương có tốt không? Dùng bao lâu thì hiệu quả?
Kiện Cốt Vương – Giải pháp chuyên biệt cho người viêm khớp, thoái hóa khớp
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
logo Kiện Cốt Vương nền trắng

CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC MỸ PHẨM CVI

Trụ sở: Lô đất CN1-08B-3 Khu công nghiệp công nghệ cao 1 - Khu công nghệ cao Hòa Lạc, Km 29 đại lộ Thăng Long, xã Thạch Hòa, huyện Thạch Thất, TP. Hà Nội

Điện thoại: (024) 3668 6938
Gmail: cskh@cvi.vn
Bản quyền © 2022 thuộc về CVI Pharma

Thực phẩm này không phải là thuốc và
không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

CVI Pharma Miền Bắc

(024) 3668 6938

CVI Pharma Miền Nam

(028) 3861 0162

  • GPKD số 0105440255
  • Nơi cấp: Sở Kế hoạch & Đầu tư Hà Nội
  • Ngày cấp: 05/08/2011

LIÊN KẾT MẠNG XÃ HỘI

Địa điểm
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x