HỖ TRỢ GIẢM ĐAU, KHỚP XƯƠNG CHẮC KHỎE

Thoái Hóa Đốt Sống Cổ Chèn Dây Thần Kinh Có Nguy Hiểm Không?

Tác giả
Ds Khánh Linh
Ngày đăng
26/06/2022
Lượt xem
0

Thoái hoá đốt sống cổ chèn dây thần kinh là một biến chứng hiếm gặp nhưng vô cùng nguy hiểm, vì nó ảnh hưởng đến hệ vận động và các chi, đến hệ tiền đình, hệ thần kinh thực vật… Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin cho người đọc các dấu hiệu nhận biết và cách điều trị, xử lý khi có biến chứng chèn ép dây thần kinh do thoái hoá đốt sống cổ.

Thoái hoá đốt sống cổ chèn dây thần kinh
Thoái hoá đốt sống cổ chèn dây thần kinh

Thoái hoá đốt sống cổ xảy ra do sự tổn thương từ bên trong, các bệnh lý từ xương, sụn khớp và đĩa đệm, gây đau nhức, cứng cổ và viêm. Trong trường hợp này có thể chỉ cần sử dụng thuốc điều trị và các bài tập vật lý trị liệu. Tuy nhiên, khi có dấu hiệu chèn ép lên dây thần kinh mức độ nghiêm trọng, người bệnh cần gặp bác sĩ để có can thiệp sâu hơn, thậm chí là tiến hành phẫu thuật mới giải quyết được biến chứng này.

1. Nguyên nhân thoái hoá đốt sống cổ chèn dây thần kinh

Cột sống cổ được cấu tạo từ 7 đốt sống theo thứ tự từ trên trên xuống C1 đến C7, ở giữa đốt sống là các đĩa đệm có tác dụng giảm xóc khi cổ quay ngang, cúi ngửa, cử động mà không bị đau cột sống (trừ C1 – C2 không có đĩa đệm này). Khe hở ở mỗi đốt sống cho phép các dây thần kinh đi qua, thực hiện chức năng truyền tín hiệu giữa não bộ và các cơ vận động.

Khi đốt sống cổ bị thoái hoá, các đĩa đệm phồng lên, cứng hơn và bị đẩy ra ngoài về phía ống sống, tạo áp lực lên rễ thần kinh nhạy cảm. Các đốt sống di chuyển gần nhau hơn, gai xương hình thành làm hẹp các khe hở của đốt sống – điều này cũng khiến cho dây thần kinh bị chèn ép hoặc bị kích thích. 

Nguyên nhân thoái hoá đốt sống cổ chèn dây thần kinh
Nguyên nhân thoái hoá đốt sống cổ chèn dây thần kinh

Theo các nghiên cứu dịch tễ ghi lại, gần một nửa người có độ tuổi trung niên trở lên bị bệnh lý về địa đệm và có hiện tượng chèn ép dây thần kinh không có triệu chứng đau đớn. Tuy nhiên, các nghiên cứu này vẫn chưa lý giải được tại sao có người không biểu hiện gì, còn những người khác thì xuất hiện các triệu chứng như sau:

2. Biểu hiện chèn ép dây thần kinh do thoái hoá đốt sống cổ

Tác động đầu tiên của thoái hoá cổ chèn dây thần kinh (nếu có) là gây đau từ cổ lan đến bộ phận xung quanh và gần khu vực cổ như: bả vai, cánh tay, yếu cơ và tê, ảnh hưởng đến khí quản, hệ tiền đình ở tai. Cơn đau này được mô tả là tấy nhức hoặc buốt, một số cử động cổ (quay đầu) làm tăng thêm cơn đau. Các triệu chứng khác bao gồm:

  • Đau mỏi vai
  • Yếu và tê cánh tay
  • Ngứa râm ran bàn tay hoặc đầu các ngón tay
  • Mỏi và cảm thấy mất sức ở cơ tay, cầm nắm yếu ớt, cử động hạn chế
  • Mất cảm giác ở bả vai và tay
  • Khó thở
  • Ù tai
  • Rối loạn tiền đình gây đau nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, đi lại không vững, mất thăng bằng 

Tình trạng này có thể trở nên khó khăn khi ngẩng cổ hoặc xoay cổ. Bên cạnh đó, một số bệnh nhân cho biết cơn đau giảm khi họ đặt tay lên đỉnh đầu – động tác này được cho là làm giảm áp lực lên dây thần kinh. Ngoài ra, dây thần kinh chèn ép lan xuống bên dưới hoặc khắp cơ thể, ảnh hưởng đến chân, yếu cơ chân, rối loạn thần kinh thực vật, đi ngoài không tự chủ…

Biểu hiện chèn ép dây thần kinh do thoái hoá đốt sống cổ
Biểu hiện chèn ép dây thần kinh do thoái hoá đốt sống cổ

3. Làm thế nào để biết chính xác thoái hoá cổ gây chèn ép dây thần kinh?

Khi có bất kỳ các dấu hiệu trên, hãy trao đổi với bác sĩ điều trị để kiểm tra chức năng cổ, vai, cánh tay và bàn tay: Bác sĩ sẽ hỏi về triệu chứng, sự thay đổi trong phản xạ vùng cổ và xung quanh cổ, hoặc yêu cầu bệnh nhân thực hiện một số cử động cổ và cánh tay để tái tạo lại triệu chứng hoặc làm giảm đau.

Sau đó có thể tiến hành các xét nghiệm cận lâm sàng để đánh giá tiến triển của thoái hoá cột sống và phát hiện biến chứng chèn ép dây thần kinh, chèn lên dây thần kinh số mấy. Từ đó có biện pháp can thiệp kịp thời. Kết quả từ xét nghiệm cận lâm sàng sẽ đưa ra chẩn đoán chính xác nhất:

  • Chụp X-quang: Cung cấp hình ảnh cấu trúc của xương, sự liên kết giữa các đốt sống cổ, từ đó cho biết có bất kỳ sự thu hẹp nào không? Đĩa đệm có bị tổn thương hay không?
  • Chụp cắt lớp vi tính CT: Cho hình ảnh chi tiết hơn chụp X-quang, cho thấy sự phát triển của các gai xương ở từng đốt trong cột sống cổ.
  • Chụp cộng hưởng từ MRI: Cung cấp rõ hình ảnh từng mô mềm nếu bị tổn thương (địa đệm phồng hoặc thoát vị) gây chèn ép dây thần kinh, xác định tuỷ sống hoặc rễ thần kinh bị ảnh hưởng đến mức độ nào.
  • Điện cơ EMG: Các đánh giá về chức năng dẫn truyền thần kinh thường được thực hiện cùng với EMG để xem một dây thần kinh có hoạt động bình thường hay không, từ đó bác sĩ xác định được các triệu chứng của bệnh nhân là do cột sống thoái hoá chèn ép dây thần kinh hay do một tình trạng khác gây tổn thương dây thần kinh (chẳng hạn như bệnh đái tháo đường). 
Chẩn đoán thoái hóa đốt sống cổ chèn ép dây thần kinh
Chẩn đoán thoái hóa đốt sống cổ chèn ép dây thần kinh

4. Xử lý biến chứng thoái hoá đốt sống cổ trên dây thần kinh

Thực tế, thoái hoá đốt sống cổ chèn ép dây thần kinh điều trị tại nhà mà không cần đến bệnh viện. Đối với một số bệnh nhân, cơn đau biến mất tương đối nhanh chóng, chỉ trong vài ngày hoặc vài tuần. Nó có thể tái phát trong tương lai nhưng vẫn có thể tự hồi phục theo thời gian mà không cần hỗ trợ của bất kỳ phương pháp điều trị nào. 

Tuy nhiên, nếu các biểu hiện được kể trên xảy ra trong thời gian dài, không cải thiện và ngày càng trầm trọng thì cần được bác sĩ đánh giá, theo dõi, dùng tới các thiết bị y tế chuyên dụng, kê đơn các thuốc điều trị triệu chứng và đưa ra các bài tập vật lý trị liệu để hỗ trợ hồi phục. Cụ thể là:

Đeo nẹp cổ

Đây là một vòng đệm mềm mại quấn quanh cổ và được giữ cố định, giúp cơ ở cổ được nghỉ ngơi và hạn chế cử động, nhờ đó giảm sự chèn ép lên dây thần kinh khi cử động cổ. Chỉ nên đeo nẹp này trong thời gian ngắn thôi nhé.

Xử lý biến chứng thoái hoá đốt sống cổ trên dây thần kinh
Xử lý biến chứng thoái hoá đốt sống cổ trên dây thần kinh

Vật Lý Trị Liệu 

Các bài tập giảm đau, tăng cường cơ cổ và cải thiện phạm vi chuyển động cổ cần làm theo hướng dẫn của chuyên gia trị liệu. Một số thiết bị y tế như: đai cột sống cổ, nẹp cổ, kéo dãn đốt sống cổ… được khuyến khích bổ sung thêm để hỗ trợ.

Thuốc điều trị

Thông thường các thuốc này có vai trò giảm triệu chứng, phổ biến nhất là thuốc uống chống viêm không steroid NSAIDs (bao gồm aspirin, ibuprofen, naproxen) đem lại tác dụng “kép” giảm đau và giảm viêm, thay vì Paracetamol chỉ có tác dụng giảm đau thông thường. Một đợt uống corticoid ngắn hạn có thể làm giảm sưng và viêm quanh dây thần kinh.

Một số trường hợp cần tiêm steroid gần khu vực dây thần kinh bị ảnh hưởng để giảm viêm tại chỗ. Thuốc tiêm được đặt giữa màng cứng (tiêm ngoài màng cứng), trong màng cứng (tiêm thần kinh chọn lọc) hoặc tiêm vào trong dịch ổ khớp. Tiêm steroid để giảm sưng và giảm đau giúp tổn thương dây thần kinh có thời gian phục hồi.

Thuốc giảm đau Opioid được chỉ định đường uống hoặc (đa phần) đường tiêm trong các trường hợp đau nặng và không thuyên giảm dù đã sử dụng các loại giảm đau trên. Loại thuốc này cần được kiểm soát bởi bác sĩ và chỉ kê đơn trong thời gian nhất định.

Thuốc điều trị thoái hóa đốt sống cổ chèn ép dây thần kinh
Thuốc điều trị thoái hóa đốt sống cổ chèn ép dây thần kinh

Thuốc hỗ trợ

Thuốc hỗ trợ sụn khớp mặc dù không có tác dụng trực tiếp lên dây thần kinh nhưng sẽ có vai trò đối với căn nguyên gây ra tình trạng dây thần kinh bị chèn ép là thoái hoá cột sống. Thực phẩm bổ sung hay thuốc hỗ trợ được sử dụng kết hợp với các thuốc điều trị giảm triệu chứng để tăng cường phục hồi, hoặc phòng ngừa biến chứng. Nhóm thuốc này chính là: 

  • Glucosamin: là thành phần cấu tạo nên mô đĩa đệm và có trong bao hoạt dịch nuôi dưỡng sụn khớp. Bổ sung Glucosamin thường xuyên giúp phòng ngừa các chứng viêm và thoái hoá xương khớp.
  • Chondroitin: là thành phần chính của sụn và có tác dụng bôi trơn sụn khớp. Sự suy giảm Chondroitin là nguyên nhân chính gây khô cứng và thoái hoá khớp.
  • Hyaluronic Acid: tập trung nồng độ cao không chỉ ở da mà còn có trong mô liên kết, dịch khớp, dây chằng và xương sụn.
  • Canxi và vitamin D: đây là 2 dưỡng chất quan trọng cho hệ xương. Xương chắc khoẻ, không hư tổn sẽ hạn chế xuất hiện các gai xương chèn ép dây thần kinh.
  • Các loại dược liệu tốt cho xương khớp: việc sử dụng các bài thuốc Đông y chữa và phòng ngừa thoái hoá cột sống vẫn được nhiều người lựa chọn bởi tính an toàn và khả năng điều trị tận gốc căn nguyên giúp ngăn ngừa biến chứng hiệu quả.

“Phòng còn hơn chữa” thường được các bác sĩ khuyến cáo đối với người trung niên và cao tuổi, đặc biệt là đối với bệnh lý về xương khớp. Để làm được như vậy, lựa chọn Kiện Cốt Vương chính là giải pháp hoàn hảo hỗ trợ giải quyết và phòng ngừa thoái hoá đốt sống cổ chèn dây thần kinh:

  • Giảm triệu chứng đau viêm nhờ có chiết xuất quả Chiêu liêu kết hợp với Móng Quỳ, Nhũ Hương và Bromelain, hiệu quả nhanh cảm nhận sau 7-10 ngày so với các bài thuốc cổ truyền tác dụng chậm. Kiện Cốt Vương an toàn khi sử dụng lâu dài, không gây tác dụng phụ nghiêm trọng như thuốc Tây, nhờ đó sẽ giúp dây thần kinh hồi phục và tự chữa lành nếu bị chèn ép.
  • Nuôi dưỡng sụn khớp từ bên trong và ngăn ngừa sự tổn thương xương, sụn, địa đệm, ngăn hình thành gai xương đốt sống, giảm tải áp lực lên dây thần kinh bởi hỗn hợp Cao sấy phun sương Kiện cốt 8-BoneCare Extract có chứa 08 vị dược liệu hàng đầu cho xương khớp, cùng với và Vitamin D và Vitamin K2 MK7 tăng cường gắn kết Canxi cho xương.

Không chỉ hiệu quả đối với thoái hoá cột sống và biến chứng trên dây thần kinh, 8-BoneCare Extract còn tác động đến cả hệ thống xương khớp, đặc biệt là những vùng dễ bị thoái hoá như: khớp cổ tay, cổ chân, mắt cá chân, khớp gối…

Kiện Cốt Vương giải pháp hoàn hảo hỗ trợ giải quyết và phòng ngừa thoái hoá đốt sống cổ chèn dây thần kinh
Kiện Cốt Vương giải phápn hỗ trợ giải quyết và phòng ngừa thoái hoá đốt sống cổ chèn dây thần kinh

Theo một nghiên cứu ở Hoa Kỳ, tỉ lệ người bệnh thoái hoá đốt sống cổ chèn dây thần kinh lên tới 85% cho thấy tình trạng này rất phổ biến. Người bệnh có thể điều trị tại nhà và tự hồi phục. Tuy nhiên không phải vì vậy mà chúng ta lơ là chủ quan và cần tìm đến bác sĩ nếu các triệu chứng trở nên trầm trọng hơn. Quan trọng nhất vẫn là phòng ngừa và giữ cho hệ xương khớp khoẻ mạnh dài lâu, nâng cao chất lượng cuộc sống!

Dương Thu Huyền
Đánh giá bài viết
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

HỎI ĐÁP CHUYÊN GIA

(Miễn Phí)

Điền thông tin của bạn và đặt câu hỏi cho chuyên gia để được liên hệ giải đáp trực tiếp (cuộc gọi cho chuyên gia hoàn toàn miễn phí)

Thông báo

x

BÀI VIẾT NỔI BẬT
TIN MỚI NHẤT
Sản phẩm Kiện Cốt Vương có tốt không? Dùng bao lâu thì hiệu quả?
Kiện Cốt Vương – Giải pháp chuyên biệt cho người viêm khớp, thoái hóa khớp
THÔNG BÁO CHƯƠNG TRÌNH “DÙNG THỬ TRƯỚC – TRẢ TIỀN SAU”
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
logo Kiện Cốt Vương nền trắng

CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC MỸ PHẨM CVI

Trụ sở: Lô đất CN1-08B-3 Khu công nghiệp công nghệ cao 1 - Khu công nghệ cao Hòa Lạc, Km 29 đại lộ Thăng Long, xã Thạch Hòa, huyện Thạch Thất, TP. Hà Nội

Điện thoại: (024) 3668 6938
Gmail: cskh@cvi.vn
Bản quyền © 2022 thuộc về CVI Pharma

Thực phẩm này không phải là thuốc và
không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

CVI Pharma Miền Bắc

(024) 3668 6938

CVI Pharma Miền Nam

(028) 3861 0162

  • GPKD số 0105440255
  • Nơi cấp: Sở Kế hoạch & Đầu tư Hà Nội
  • Ngày cấp: 05/08/2011

LIÊN KẾT MẠNG XÃ HỘI

Địa điểm
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x