Thoái hóa khớp là hậu quả của quá trình cơ học và sinh học làm mất cân bằng giữa tổng hợp và hủy hoại của sụn và xương dưới sụn.
Đây là bệnh thường gặp nhất trong các bệnh lí xương khớp, có liên quan chặt chẽ với tuổi và là nguyên nhân chính gây đau mạn tính, mất khả năng vận động, giảm chất lượng cuộc sống ở người lớn tuổi, gây tổn hại đến kinh tế gia đình người bệnh và tạo gánh nặng cho chi phí y tế.
Thoái hóa khớp là tổn thương của toàn bộ khớp (sụn, xương dưới sụn, màng hoạt dịch). Bệnh diễn biến từ từ, rối loạn cấu trúc, chức năng khớp dẫn đến hẹp khe, tân tạo xương, xơ xương dưới sụn. Một số có tràn dịch khớp do phản ứng viêm của màng hoạt dịch.
Bệnh hoái hóa khớp (Degenerative Joint Disease) là bệnh thoái hóa loạn dưỡng của khớp, biểu hiện sớm nhất ở sụn khớp, sau đó có biến đổi ở bề mặt khớp và hình thành các gai xương (osteophyte) cuối cùng dẫn đến biến dạng khớp. Đây là bệnh lý khớp thường gặp nhất, đặc trưng bởi tình trạng bào mòn tiệm tiến của sụn khớp.
Bệnh này trước đây được đặt tên là bệnh viêm khớp xương (osteoarthritis); đây là một tên gọi không chính xác, vì phản ứng viêm chỉ đóng một vai trò thứ yếu (hoặc không có) trong cơ chế bệnh sinh.
– Khớp gối: rất phổ biến vì đây là khớp chính để giữ cơ thể đứng vững, xoay và di chuyển. Người bệnh thoái hóa khớp gối có thể gặp các triệu chứng như: đau ở phía trước và bên cạnh đầu gối; khớp yếu đi khiến đầu gối khuỵu xuống; ngồi xổm và đứng dậy rất khó khăn, tê chân, biến dạng ở khớp gối.
– Khớp háng: có thể xảy ra ở một hoặc cả hai bên. Triệu chứng thường gặp như: cảm giác đau sâu bên trong phía trước háng, cũng có thể đau ở bên cạnh hoặc phía trước đùi, ở sau mông và lan xuống đầu gối.
– Khớp ngón tay, bàn tay: các khớp sưng đau, đặc biệt là khi bệnh vừa mới bắt đầu. Sau đó có thể hình thành các nốt cứng trên các khớp khiến ngón tay trở gồ ghề, cong vẹo.
– Cột sống thắt lưng: Thoái hóa cột sống thắt lưng là tổn thương cột sống thường gặp nhất, đôi khi ảnh hưởng đến thần kinh tọa khiến người bệnh có cảm giác đau rất mạnh từ lưng xuống mặt trong đùi và chân. Giai đoạn đầu, bệnh nhân thấy đau nhiều khi mới ngủ dậy. Sau đó, cơn đau sẽ dần dần kéo dài cả ngày, tăng lên khi làm việc nhiều.
– Cột sống cổ: Người bệnh có cảm giác đau mỏi phía sau gáy, lan đến cánh tay ở bên có dây thần kinh bị ảnh hưởng.
– Khớp bàn chân: Vị trí thường gặp nhất là gốc của ngón cái, gây cứng khớp hoặc biến dạng, cong vẹo, khiến cho việc đi đứng trở nên khó khăn và đau đớn.
– Khớp gót chân: Người bệnh thường có cảm giác bị thốn ở gót vào buổi sáng, khi bước chân xuống giường và đi vài bước đầu tiên.
Tổn thương cơ bản của thoái hóa khớp nằm ở sụn khớp, nên có rất nhiều giả thuyết đưa ra cho nguyên nhân thoái hóa khớp. Có 2 giả thuyết được đánh giá cao và tin cậy nhất đó là:
* Thuyết cơ học: dưới tác dụng cơ học và các vi chấn thương, gây suy yếu các đám collagen, gây tổn hại cho các tổ chức sụn khớp.
* Thuyết tế bào: các tế bào sụn khớp bị cứng lại do tăng áp lực, giải phóng các enzyme tiêu protein. Các enzyme này làm tổn hại dần dần các chất cơ bản trong tổ chức sụn, là nguyên nhân dẫn tới thoái hóa khớp.
Nhiều thuyết giải thích sự thoái hóa sụn trong bệnh thoái hóa khớp nhưng chủ yếu là thuyết cơ học khi có sự quá tải cơ học làm thay đổi chuyển hóa của các tế bào sụn, hình thành các men proteolytic gây phá vỡ các chất căn bản của sụn.
Ngoài ra, bệnh còn gây thay đổi cấu trúc sinh hóa, chuyển hóa ở sụn khớp, dịch khớp, màng hoạt dịch, xương dưới sụn ….
Hiện tượng bệnh lý đầu tiên là những mảnh gãy nhỏ nhiều cỡ khác nhau. Sau đó, gây thoái hóa và mất dần sụn khớp, biến đổi cấu trúc của khớp và hình thành gai xương.
– Chấn thương và vi chấn thương có vai trò quan trọng trong làm thay đổi bề mặt sụn. Những chấn thương lớn gây gãy xương, trật khớp kèm theo tổn thương sụn hoặc phân bố lại áp lực trên bề mặt sụn khớp.
– Yếu tố nội tiết và chuyển hóa: bệnh to đầu chi, suy chức năng tuyến giáp, phụ nữ sau mãn kinh.
– Các dị tật bẩm sinh, khớp lỏng lẻo.
– Viêm khớp nhiễm khuẩn cấp tính, hoặc mạn tính (viêm mủ khớp, lao khớp)
– Viêm khớp do các bệnh khớp mạn tính (viêm khớp dạng thấp)
– Thiếu máu, hoại tử xương.
– Loạn dưỡng xương.
– Rối loạn dinh dưỡng sau các bệnh thần kinh.
– Bệnh rối loạn đông chảy máu (hemophylia), u máu.
Lâm sàng điển hình của thoái hóa khớp thường gặp ở bệnh nhân tuổi trung niên (thấy rõ sau 50 tuổi) hoặc người già. Biểu hiện lâm sàng của thoái hóa khớp ban đầu thường thầm lặng và thay đổi tùy theo từng người bệnh.
Biểu hiện gồm có:
Bệnh tiến triển từ từ trong nhiều năm, có thể dẫn đến tình trạng tàn phế do khớp hư hoàn toàn. Đến nay vẫn chưa có phương pháp phòng ngừa và điều trị nào thực sự có hiệu quả, ngoại trừ biện pháp thay khớp nhân tạo.
Chẩn đoán thoái hóa khớp thường dựa vào sự thay đổi hình ảnh X quang khớp. Triệu chứng X quang điển hình là hình ảnh phì đại xương, gai xương ở rìa khớp.
X quang quy ước có 3 dấu hiệu cơ bản
Không có xét nghiệm đặc hiệu
Các Bilan viêm và xét nghiệm miễn dịch bình thường.
Tốc độ lắng máu bình thường, số lượng bạch cầu bình thường, CRP bình thường (có thể tăng nhẹ khi có viêm thứ phát màng hoạt dịch).
Xét nghiệm dịch khớp bình thường hoặc có tính chất viêm mức độ ít trong các đợt tiến triển.
Yếu tố thấp cũng ít thay đổi.
Dịch thường trong, có màu vàng nhạt, số lượng tế bào < 2000 tế bào/mm3, độ nhớt bình thường hoặc giảm nhẹ. Nếu số lượng tế bào > 2000 tế bào/mm3 cần chú ý theo dõi viêm khớp do vi tinh thể hoặc viêm khớp nhiễm khuẩn.
Theo tiêu chuẩn chẩn đoán thoái hóa khớp theo Hội Thấp khớp học Mỹ (American College of Rheumatology ACR) 1991
Chẩn đoán xác định khi có yếu tố 1,2,3,4 hoặc 1,2,5 hoặc 1,4,5
Tuy nhiên, có thể áp dụng tiêu chuẩn đơn giản, dễ thực hiện:
Xét nghiệm máu và dịch khớp viêm âm tính.
Có tác dụng giảm đau, duy trì dinh dưỡng cơ ở cạnh khớp. Điều trị các đau gân và cơ kết hợp.
Siêu âm, hồng ngoại, chườm nóng, liệu pháp suối khoáng, bùn có hiệu quả cao.
Trong đợt tiến triển của thoái hóa khớp bệnh nhân đau nhiều cần phải dùng các biện pháp giảm đau. Bệnh nhân nên đến khám tại các cơ sở khám chữa bệnh có uy tín, có bác sĩ chuyên ngành cơ xương khớp để được kê đơn thuốc giảm đau đúng chỉ định hoặc tiêm chống viêm nội khớp.
Tránh việc dùng các thuốc giảm đau không rõ nguồn gốc và lạm dụng thuốc giảm đau.
Điều trị ngoại khoa thường được chỉ định với các trường hợp hạn chế chức năng nhiều, hoặc đau khớp không đáp ứng với các phương pháp điều trị nội khoa.
Hiện nay có thể phẫu thuật nhiều bệnh nhân thoái hóa khớp gối bằng nội soi – cắt bỏ mâm chày, phục hồi các dây chằng.
Cho đến nay, chưa có giải pháp nào chứng minh có tác dụng phòng được thoái hóa khớp. Tuy nhiên, có một số biện pháp có thể được áp dụng nhằm hạn chế sự xuất hiện và sự nặng lên của bệnh.
Thoái hóa khớp là bệnh lý mạn tính mà ai cũng gặp phải do quá trình lão hóa của cơ thể. Việc trang bị kiến thức về phòng ngừa và điều trị thoái hóa khớp là điều cực kỳ quan trọng không chỉ ở người già mà kể cả người trẻ tuổi. Hãy chăm sóc sức khỏe xương khớp kịp thời ngay từ hôm nay để duy trì một cơ thể khỏe mạnh, linh hoạt từ những chuyển động vững vàng của từng khớp xương.
Điền thông tin của bạn và đặt câu hỏi cho chuyên gia để được liên hệ giải đáp trực tiếp (cuộc gọi cho chuyên gia hoàn toàn miễn phí)
Trụ sở: Lô đất CN1-08B-3 Khu công nghiệp công nghệ cao 1 - Khu công nghệ cao Hòa Lạc, Km 29 đại lộ Thăng Long, xã Thạch Hòa, huyện Thạch Thất, TP. Hà Nội
Điện thoại: (024) 3668 6938
Gmail: cskh@cvi.vn
Bản quyền © 2022 thuộc về CVI Pharma
Thực phẩm này không phải là thuốc và
không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
CVI Pharma Miền Bắc
(024) 3668 6938
CVI Pharma Miền Nam
(028) 3861 0162
QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG