HỖ TRỢ GIẢM ĐAU, KHỚP XƯƠNG CHẮC KHỎE

Tác giả: Ds. Lê Thị Dạ Quỳnh

Thoái hóa cột sống lưng có chữa được không? Cách chữa nào an toàn và hiệu quả nhất hiện nay?

Thoái hóa cột sống lưng có chữa khỏi được không là vấn đề lo lắng của hầu hết mọi người bệnh khi mang trên mình căn bệnh mạn tính này. Thoái hóa cột sống lưng là bệnh lý xương khớp có tỷ lệ người mắc bệnh rất cao, thường hay gặp ở những người từ độ tuổi trung niên trở lên. Bệnh rất dễ xảy ra nếu bạn không chịu vận động, thường xuyên ngồi lâu một chỗ.

Thoái hóa cột sống lưng chữa bằng cách nào nhanh và hiệu quả được rất nhiều người bệnh quan tâm

Thoái hóa cột sống lưng gây ra những cơn đau, nhức, tê mỏi ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần, chất lượng giấc ngủ và mọi sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Vì vậy, việc phát hiện sớm các triệu chứng và điều trị kịp thời, đúng cách là yếu tố quan trọng giúp cho quá trình chữa trị và phục hồi thoái hóa cột sống lưng đạt kết quả cao.

Lý do bệnh thoái hóa cột sống lưng khó điều trị

Thoái hóa cột sống lưng là bệnh lý xương khớp mạn tính và khó điều trị. Rất nhiều người mắc phải nhưng điều trị không hiệu quả dẫn đến những hệ lụy không thể khắc phục. Lý do bệnh thoái hóa cột sống lưng khó điều trị được xác định là do:

  • Lựa chọn sai phương pháp chữa bệnh
  • Người bệnh chỉ đi thăm khám và chữa trị khi tình trạng thoái hóa cột sống lưng có triệu chứng gây đau nặng.
  • Điều trị tại cơ sở y tế kém chất lượng
  • Tự ý chữa bệnh tại nhà
  • Tự dừng điều trị khi thấy đỡ đau
  • Chế độ chăm sóc, bổ sung dinh dưỡng và các thói quen sinh hoạt không khoa học 

Vậy, thoái hóa cột sống lưng có chữa được không? Đâu là cách chữa bệnh an toàn và hiệu quả hiện nay?

Đối với căn bệnh thoái hóa cột sống lưng, muốn điều trị hiệu quả cần dựa vào triệu chứng và căn nguyên gây bệnh ở mỗi người khác nhau sẽ có cách chữa bệnh khác nhau.

Tham khảo thêm: Thoái hóa cột sống thắt lưng: Nguyên nhân – Triệu chứng – Phương pháp điều trị

Thoái hoá cột sống lưng và các vị trí thường gặp

Thoái hóa cột sống lưng là bệnh lý mạn tính, tiến triển chậm theo thời gian và tăng dần về cấp độ. Bệnh lý gây đau, hạn chế vận động và dẫn đến những thay đổi ở xương dưới sụn, màng hoạt dịch. Người bệnh lo lắng thoái hóa cột sống lưng có chữa được không bởi nó có nguy cơ biến chứng gây biến dạng cột sống, chèn ép tủy sống và rễ thần kinh dẫn đến bại liệt.

Thực tế cho thấy, thoái hóa cột sống lưng là sự thay đổi về cấu trúc và khả năng vận động của các cột sống lưng do lớp sụn và xương dưới sụn, hệ thống dây chằng, đĩa đệm bị tổn thương dẫn đến suy yếu.

Các triệu chứng thoái hóa cột sống lưng rất đa dạng và phức tạp

Tình trạng thoái hóa cột sống lưng có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào trên cột sống nhưng phổ biến nhất là thoái hóa cột sống thắt lưng, tương ứng với các cột sống từ L1 đến L5 và S1. Trong đó, hai cặp cột sống L4L5 và L5S1 dễ bị thoái hóa nhất do thường xuyên phải gánh chịu nhiều áp lực từ trọng lượng cơ thể.

Cách chữa thoái hóa cột sống lưng không cần phẫu thuật

Cách chữa thoái hóa cột sống lưng không cần phẫu thuật theo xu hướng bảo tồn là phương pháp chữa bệnh được các chuyên gia hàng đầu về xương khớp đánh giá cao. Phương pháp này giúp hạn chế được các yếu tố rủi ro không đáng có, giảm thiểu nguy cơ biến chứng và người bệnh không phải trải qua quá trình đau đớn do phẫu thuật.

Di chứng do bệnh thoái hóa cột sống lưng rất nguy hiểm và phức tạp

Biện pháp không dùng thuốc 

Có rất nhiều lý do khiến cho người bệnh lựa chọn cách chữa thoái hóa cột sống lưng không dùng thuốc. Chẳng hạn như:

  • Giúp tiết kiệm chi phí chữa bệnh
  • Hạn chế được những tác dụng phụ không đáng có do thuốc chữa bệnh gây ra
  • Rất nhiều loại thuốc chữa thoái hóa cột sống gây ảnh hưởng đến chức năng gan, thận, dạ dày

Dưới đây là một số cách chữa thoái hóa cột sống lưng không dùng thuốc, an toàn và hiệu quả:

Vật lý trị liệu điều trị thoái hóa cột sống lưng:

Để giảm đau, cải thiện khả năng vận động của cột sống thắt lưng, một liệu trình vật lý trị liệu có thể được lựa chọn với một trong các phương pháp phù hợp nhất như:

– Nắn chỉnh cột sống

– Xoa nắn mô mềm

– Điện xung trị liệu

– Chiếu đèn hồng ngoại

Vật lý trị liệu chữa thoái hóa cột sống lưng là một phần trong phục hồi chức năng. Phương pháp này giúp người bệnh phục hồi khả năng vận động thông qua:

  • Các bài tập, nội dung tập luyện
  • Kết hợp với sự hỗ trợ của các loại thiết bị máy móc trị liệu hiện đại giúp kéo giãn các cơ co thắt ở cột sống, mở rộng lỗ liên hợp, giải phóng tình trạng chèn ép rễ thần kinh. 

Từ đó thúc đẩy tuần hoàn máu, phục hồi và nuôi dưỡng các khu vực bị tổn thương do thoái hóa, chữa lành các cơn đau.

Tham khảo thêm: Vật lý trị liệu chữa thoái hoá cột sống lưng 

Một số bài tập hỗ trợ điều trị thoái hóa cột sống lưng 

Bên cạnh việc áp dụng các biện pháp điều trị bệnh lý thì người bệnh cần kết hợp với các bài tập luyện hàng ngày giúp các khớp được vận động linh hoạt, tránh tình trạng co cứng khớp, tăng cường sức khỏe và sự dẻo dai cho các đốt sống lưng.

Các tư thế tập hỗ trợ điều trị thoái hóa cột sống lưng

Một số bài tập giúp hỗ trợ điều trị thoái hóa cột sống lưng người bệnh có thể tham khảo:

  • Bài tập kéo giãn cơ lưng

Chuẩn bị tư thế: Nằm ngửa trên mặt sàn

Bước 1: Co chân bên phải lên, chân trái duỗi thẳng

Bước 2: Đan hai tay vào nhau kéo sát đầu gối chân phải vào ngực, kết hợp hít sâu, giữ tư thế trong khoảng 5s.

Bước 3: Thả lỏng hai tay, duỗi chân phải trở về tư thế ban đầu và thực hiện tương tự với bên chân trái.

Bước 4: Co đồng thời cả hai chân lên rồi tiếp tục đan hai tay vào nhau và kéo sát đầu gối hai chân vào phía ngực đồng thời hít sâu vào, giữ trong khoảng 5s.

Bước 5: Thải lòng hai tay, duỗi hai chân trở về vị trí ban đầu và lặp lại động tác 5-10 lần

  • Bài tập di động cột sống

Chuẩn bị tư thế: Nằm ngửa trên mặt sàn

Bước 1: Hai tay gối sau đầu hoặc đặt song song hai bên thân mình.

Bước 2: Chống hai chân vuông góc, nhấc mông lên cao khỏi mặt sàn.

Bước 3: Ưỡn lưng lên cao và ấn mông xuống sát mặt sàn, đồng thời hít vào

Hai động tác này thực hiện luân phiên liên tục giúp di động cột sống lưng, tăng khả năng vận động, tăng cường lưu thông máu, tránh tình trạng căng cứng cơ vùng lưng hiệu quả.

  • Bài tập kéo giãn cơ bên thân mình

Chuẩn bị tư thế nằm ngửa trên mặt sàn

Bước 1: Đặt hai tay sau gáy, đan các ngón tay vào nhau

Bước 2: Giữ nguyên phần thân trên, nghiêng phần thân dưới sang một bên sao cho hai chân càng gần xuống mạt sàng càng tốt, đồng thời hít sâu vào.

Bước 3: Trở về tư thế ban đầu và thực hiện đổi bên.

Mỗi lần thực hiện 15-20 nhịp, mỗi ngày thực hiện 2 lần sẽ giúp cho các cơ toàn thân và cơ vùng lưng của bạn được kéo giãn, giúp giải phóng tình trạng chèn ép thần kinh tủy sống, các đốt sống cũng trở nên dẻo dai, và linh hoạt hơn.

Mỗi bài tập hỗ trợ điều trị và phòng ngừa thoái hóa cột sống lưng sẽ có những hiệu quả khác nhau. Tùy vào tình trạng sức khỏe của mỗi người mà có thể lựa chọn cho mình những động tác tập luyện phù hợp giúp tăng cường sức khỏe xương khớp và hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.

Tham khảo thêm: Bài tập dành cho người bị thoái hóa cột sống đĩa đệm thắt lưng?

Cách chữa thoái hóa cột sống không dùng thuốc được cho là an toàn nhưng hiệu quả tương đối chậm. Bởi theo các chuyên gia về bệnh xương khớp, thoái hóa là quá trình suy giảm tính chất và chức năng của sụn khớp cùng với xương dưới sụn. Việc áp dụng phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc giúp duy trì khả năng vận động cho khớp, tránh được tình trạng co cứng khớp nhưng không hạn chế hay ngăn ngừa được nguy cơ thoái hóa tiến triển. Do đó, bên cạnh việc áp dụng các bài tập luyện hay vật lý trị liệu, người bị thoái hóa cột sống lưng hãy kết hợp sử dụng thực phẩm hỗ trợ điều trị và tăng cường sức khoẻ xương khớp. 

Kiện Cốt Vương – Giải pháp kiện toàn cho người bị viêm khớp, thoái hoá khớp

Với viên uống xương khớp Kiện Cốt Vương, người bệnh sẽ không còn phải lo lắng thoái hóa cột sống lưng có chữa được không. Bởi các thành phần có trong sản phẩm Kiện Cốt Vương hội tụ đầy đủ chức năng và công dụng điều trị thoái hóa cột sống lưng chuyên sâu, bổ khớp, kiện toàn hệ thống xương khớp, cho bạn sức khỏe dẻo dai, bền bỉ, vững chãi nhất.

Thành phần

Chiết xuất AyuFlex® từ quả Chiêu liêu, sở hữu 5 công dụng: Chống viêm – Giảm đau – Tăng sản sinh dịch khớp, Collagen và Tăng cường vận động khớp linh hoạt. Khi kết hợp với chiết xuất từ Móng quỷ, Nhũ hương, Bromelain (enzyme có nhiều trong quả dứa) giúp làm tăng hiệu quả chống viêm, giảm đau khớp, ngăn chặn quá trình thoái hóa sụn khớp.

Cao Kiện Cốt 8-BoneCareCVI Extract là hỗn hợp cao sấy phun được chiết xuất từ 8 vị dược liệu cổ truyền thường dùng trong mục đích điều trị các bệnh lý xương khớp như Thiên niên kiện, dây đau xương, Hy thiêm, Độc hoạt, Thổ phục linh, Xuyên khung, Ngưu tất bắc, Kê huyết đằng… có độ ổn định hoạt chất cao, dễ hòa tan và hấp thu tối đa. Giúp nâng cao chính khí, mạnh gân cốt, từng bước phục hồi gân, xương khớp, mạnh cốt tủy, làm chậm quá trình thoái hóa cột sống lưng hiệu quả.

Kiện Cốt Vương – Sản phẩm xương khớp bán chạy hàng đầu tại nhà thuốc

Cơ chế tác động

  • Hỗ trợ giảm nhanh triệu chứng viêm, đau
  • Tái tạo và phục hồi sụn khớp, giúp khớp vận động linh hoạt.
  • Ngăn chặn và làm chậm quá trình thoái hóa cột sống lưng.
  •  Tăng cường sức khỏe xương khớp từ bên trong.

Ưu điểm vượt trội của viên xương khớp Kiện Cốt Vương

Hiệu quả lâu dài: Các thành phần có trong Kiện Cốt Vương tác động trực tiếp vào cơ chế bệnh sinh, hỗ trợ giảm đau nhanh chóng trong điều trị thoái hóa cột sống lưng, làm chậm quá trình thoái hóa. Từ đó, giảm nguy cơ viêm khớp, thoái hóa khớp.

Thành phần tự nhiên: Kiện Cốt Vương được bào chế và chiết xuất từ thảo dược tự nhiên được chuẩn hoá dưới công nghệ cao nên tuyệt đối an toàn với sức khỏe, không gây tác dụng phụ, không ảnh hưởng đến dạ dày, tim mạch.

Được các chuyên gia khuyên dùng: Sản phẩm hỗ trợ điều trị thoái hóa cột sống lưng đáp ứng các tiêu chí về hiệu quả và an toàn, được các chuyên gia đầu ngành xương khớp khuyên dùng.

Với người đang lo lắng bị thoái hóa cột sống lưng có chữa được không thì Kiện Cốt Vương chính là giải pháp lựa chọn an toàn và tối ưu nhất giúp đánh tan mọi cơn đau dai dẳng, duy trì sức khỏe và sự vững vàng cho hệ xương khớp. 

Thuốc điều trị thoái hóa cột sống lưng 

Một số loại thuốc phổ biến thường được sử dụng trong điều trị thoái hóa cột sống lưng như:

– Thuốc giảm đau: Paracetamol

– Thuốc chống viêm không steroid: Diclofenac, Meloxicam, Etoricoxib…

– Thuốc giãn cơ: Mydocalm, Myonal…

– Thuốc tác dụng chậm như: Chondroitin, Glucosamine, Diacerein…

Thuốc chữa thoái hóa cột sống lưng có rất nhiều loại khác nhau

Thuốc Tây y chữa thoái hóa cột sống lưng thường có tác dụng nhanh với hiệu quả giảm đau, cải thiện triệu chứng khó chịu của bệnh. Tuy nhiên, nếu sử dụng thuốc trong thời gian dài sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ, ảnh hưởng đến chức năng gan, thận, dạ dày, gây nhờn thuốc, kháng thuốc, suy giảm miễn dịch và nhiều tác dụng khác như chóng mặt, buồn nôn, mất ngủ, mệt mỏi.

Xem thêm TOP 11+ thuốc thoái hóa cột sống được sử dụng nhiều nhất

Phẫu thuật điều trị thoái hóa cột sống lưng

Dựa vào mức độ thoái hóa cột sống lưng của từng người, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phẫu thuật phù hợp. Bệnh nhân bị thoái hóa cột sống lưng sẽ được chỉ định phẫu thuật trong các trường hợp sau:

  • Thoái hóa cột sống lưng gây hẹp cột sống chuyển sang giai đoạn nặng, người bệnh mất dần khả năng vận động.
  • Các dây thần kinh bị tổn thương nặng do bị chèn ép quá mức
  • Các cơn đau do thoái hóa cột sống lưng kéo dài dai dẳng khiến người bệnh không chịu đựng nổi.

Mục tiêu của các phương pháp phẫu thuật điều trị thoái hóa đốt sống lưng là:

– Thực hiện cắt bỏ gai xương (nếu có), tái tạo lại hình dạng cột sống, giảm đau.

– Cắt bỏ lá đốt sống, khu vực hình thành gai xương giúp làm rộng ống sống tạo không gian cho tủy sống và dây thần kinh, giải phóng tình trạng chèn ép gây đau.

– Cố định cột sống, nắn chỉnh lại hình dạng ban đầu của cột sống giúp loại bỏ cơn đau và chống viêm hiệu quả.

– Cắt bỏ đĩa đệm, loại bỏ mảnh đĩa đệm bị thoát vị và chèn ép vào rễ thần kinh cột sống.

– Thay đốt sống nhân tạo giúp đảm bảo các chức năng của cột sống được khôi phục trở lại bình thường.

Phẫu thuật chữa thoái hóa cột sống lưng 

Dựa vào trường hợp cụ thể của từng người bệnh, bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp phẫu thuật phù hợp nhất:

1/ Phương pháp mổ hở

Phương pháp mổ hở điều trị thoái hóa cột sống lưng là một phương pháp được bác sĩ áp dụng để điều trị cho bệnh nhân bị thoái hóa đốt sống lưng gây thoát vị đĩa đệm chèn ép rễ thần kinh tủy sống. 

Mổ hở giúp bác sĩ có thể quan sát rõ tình trạng thoái hóa của người bệnh và tiến hành các biện pháp để:

  • Giải phóng tình trạng chèn ép rễ thần kinh gây đau
  • Loại bỏ gai xương (nếu có) hoặc các mô sụn, mô xương đã bị hủy hoại.
  • Sau đó, thay thế bằng lớp đệm nhân tạo giúp tăng độ đàn hồi, tăng khả năng vận động và giảm đau hiệu quả.

Tuy nhiên, mổ hở điều trị thoái hóa đốt sống lưng có nguy cơ biến chứng như: mất máu, nhiễm trùng, máu đông,… cũng có các trường hợp phải tiến hành mổ lại lần thứ hai. Chi phí dao động từ 15 – 20 triệu đồng

2/ Phương pháp mổ nội soi

Thông qua việc sử dụng các trang thiết bị hiện đại vào việc phẫu thuật, bác sĩ nội soi chỉ cần một vết mổ nhỏ. Sau đó, quan sát trên kính hiển vi để thực hiện ca mổ. Phương pháp này có độ an toàn cao, vết thương nhỏ, hạn chế chảy máu, giảm đau và giảm bớt sự nguy hiểm.

Tuy nhiên, trường hợp bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm hẹp ống sống thì không áp dụng mổ nội soi được mà phải tiến hành mổ hở. 

Chi phí mổ nội soi khoảng 20 – 40 triệu đồng. Trường hợp bệnh phức tạp thì chi phí cho việc mổ nội soi có thể lên đến 40 – 50 triệu đồng.

3/ Phẫu thuật cố định cột sống

Với phương pháp chữa trị này, bác sĩ sẽ sử dụng ốc vít và dây kim loại để cố định cột sống, nối hai hoặc nhiều cột sống liền kề. Từ đó, giúp các đốt sống không bị lệch ra ngoài. 

Tuy nhiên, phương pháp mổ này sẽ để lại vết sẹo lớn, thẩm mỹ không cao. Người bệnh gặp khó khăn trong việc vận động sau mổ nên cần nhiều thời gian để hồi phục trở lại.

4/ Phương pháp phẫu thuật cột sống bằng tia laser

Nếu phương pháp mổ trên để lại vết sẹo không nhỏ thì phương pháp mổ bằng tia laser sẽ không để lại sẹo cho bệnh nhân, có tính thẩm mỹ cao, ít để lại biến chứng. Phẫu thuật điều trị thoái hóa đốt sống lưng bằng phẫu thuật laser giúp làm giảm sự chèn ép lên dây thần kinh, giảm áp suất đĩa đệm, tăng khả năng tự phục hồi, tránh nhiễm khuẩn cơ, xương, khớp.

Tuy nhiên, trước khi tiến hành phẫu thuật laser điều trị thoái hóa đốt sống lưng, bệnh nhân bắt buộc phải ngừng hẳn các loại thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau, để tránh gây ra tác dụng phụ với thuốc gây mê.

Chi phí điều trị cho một ca phẫu thuật laser hiện nay khá đắt đỏ. Nếu bệnh chưa đến mức nghiêm trọng thì người bệnh nên áp dụng phương pháp chữa bệnh bằng Đông y kết hợp việc dùng thuốc.

Tham khảo thêm: Các phương pháp phẫu thuật chữa thoái hóa đốt sống lưng 

Trên đây là những thông tin chia sẻ về các phương pháp điều trị thoái hóa cột sống lưng. Hy vọng qua đây mọi người sẽ biết được thoái hóa cột sống lưng có chữa được không, chữa bằng cách nào hiệu quả nhất và lựa chọn được cho mình phương pháp chữa bệnh an toàn và phù hợp nhất, bảo vệ sức khỏe và chức năng vận động của xương khớp một cách lâu dài, ổn định.

Top 7 bài tập yoga thoái hóa cột sống cổ dễ tập và cách chữa trị hiệu quả nhất

Đã có rất nhiều nghiên cứu chứng mình rằng yoga có thể đem đến nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe, trong đó có hệ xương khớp. Do đó, nếu bạn đang tìm kiếm giải pháp giúp cải thiện tình trạng sức khỏe xương khớp thì yoga thoái hóa cột sống cổ chính là câu trả lời tốt nhất.

Tác dụng của yoga thoái hóa cột sống cổ là gì?

Theo các bác sĩ chuyên khoa hàng đầu về bệnh xương khớp, hoạt động thể chất là điều rất cần thiết trong quá trình điều trị thoái hóa cột sống cổ. Trong đó, yoga thoái hóa cột sống cổ là sự lựa chọn lý tưởng giúp tăng cường sức khỏe toàn trạng.

Nghiên cứu về tác dụng của yoga đối với bệnh nhân xương khớp cho thấy: Yoga giúp cải thiện tốt về thể chất, tinh thần và cảm xúc của người bệnh

Yoga trị đau nhức cột sống cổ

1/ Tập yoga thoái hóa cột sống cổ tốt hơn thể dục thông thường

Người bị thoái hóa cột sống cổ có thể nhận thấy việc tập yoga thoái hóa cột sống cổ hàng ngày giúp đem lại nhiều lợi ích hơn các bài tập truyền thống. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, luyện tập yoga liên tục trong 6 tuần có tác động tích cực đối với sức khỏe của người bệnh.

Tiến sĩ Subhadra Evans, nhà nghiên cứu của Đại học California tại Trung tâm y tế Los Angeles, Mỹ đã tiến hành nghiên cứu nhỏ về hiệu quả của việc áp dụng các bài tập yoga thoái hóa cột sống cổ. Theo đó, những người tham gia cho biết, họ có thể đối phó với cơn đau tốt hơn sau khi theo tập chương trình yoga. 

Chị Mai Ngọc ở Ba Đình, Hà Nội, một người từng theo học nhiều lớp tập yoga chia sẻ: ‘Mình đã có được sức khỏe tốt hơn rất nhiều thông qua các hoạt động thể dục hàng ngày và có năng lượng nhiều hơn nhờ tập yoga, triệu chứng mỏi cổ vai gáy do thoái hóa lâu ngày cũng được cải thiện hơn rất nhiều”.

2/ Yoga thoái hóa cột sống cổ dễ tập hơn

Các bài tập Yoga có tác dụng tốt đối với bệnh nhân bị thoái hóa cột sống cổ vì nó không tạo ra nhiều áp lực lên các đốt sống như những môn thể dục khác. 

Yoga là một môn thể dục thư giãn nhẹ nhàng với những bài tập đơn giản giúp khớp xương vận động và di chuyển linh hoạt. Tuy nhiên, người bị thoái hóa cột sống cổ nên kiểm tra tình trạng bệnh cụ thể của mình, và tuân thủ hướng dẫn điều trị của bác sĩ. Đồng thời tham khảo ý kiến của chuyên gia, huấn luyện viên yoga để tìm ra bài tập tốt và an toàn phù hợp nhất khi bắt đầu tập yoga thoái hóa cột sống cổ. 

Các bài tập Yoga có tác dụng tốt đối với bệnh nhân bị thoái hóa cột sống cổ

3/ Giúp cải thiện nhanh tình trạng đau nhức tê mỏi do thoái hóa cột sống cổ gây ra

Yoga là bộ môn luyện tập và vận động nhẹ nhàng không chỉ có lợi cho sức khỏe giúp giảm căng thẳng stress, thư giãn tinh thần mà còn có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh lý về xương khớp trong đó có thoái hóa cột sống cổ.

Luyện tập yoga chữa thoái hóa cột sống cổ là phương pháp đơn giản và hiệu quả tại nhà. Những động tác yoga sẽ tác động đến các cơ giúp giảm sự chèn ép dây chằng. Đồng thời tăng cường sức mạnh xương khớp và kiểm soát tốt khả năng vận động. Từ đó đẩy lùi hiệu quả những cơn đau mỏi, tê nhức do thoái hóa cột sống cổ gây ra.

Việc luyện tập yoga đều đặn thường xuyên sẽ giúp các khớp xương trở nên linh hoạt hơn. Do đó, người bị thoái hóa cột sống cổ hạn chế vận động có thể cử động nhẹ nhàng.

Các động tác yoga tác động lên cơ vai gáy giúp tăng độ đàn hồi độ đàn hồi và sự dẻo dai của cột sống cổ, giúp thư giãn vùng cổ – vai – gáy, lưng và hai bên cánh tay.

Yoga thoái hóa cột sống cổ kích thích quá trình lưu thông máu vùng cổ, vai, gáy, cung cấp oxy và các dưỡng chất cần thiết cho tế bào xương, hàn gắn những tổn thương do thoái hóa gây nên.

Ngoài ra, khi tập yoga còn giúp người tập kiểm soát được cân nặng, giảm áp lực lên xương khớp, cải thiện khả năng tuần hoàn máu, ngăn chặn thoái hóa tiến triển, hạn chế tổn thương lan rộng và tăng cường sự dẻo dai cho cơ thể.

Xem thêm:  Bài tập yoga và thể dục tốt cho người thoái hóa cột sống không thể bỏ qua 

Tổng hợp một số bài tập yoga thoái hóa cột sống cổ dễ tập và hiệu quả nhất

Một số bài tập yoga thoái hóa cột sống cổ được cho là có tác dụng rất tốt đối với sức khỏe, mọi người có thể tham khảo và áp dụng:

1/ Bài tập yoga thoái hóa cột sống cổ tư thế xoay cổ

Chọn tư thế ngồi thẳng lưng trên sàn tập

Bước 1: Ngồi thẳng, hai chân bắt chéo.

Bước 2: Tay phải ôm chân trái, tay trái chống về phía sau lưng.

Bước 3: Thực hiện xoay người với góc 45 độ và nghiêng đầu sang trái 180 độ.

Bước 4: Giữ nguyên tư thế trong 1-2 phút sau đó đổi bên và thực hiện tương tự.

Bài tập Yoga này có tác dụng làm giãn cơ vùng lưng và cổ, giảm đau mỏi cổ nhanh chóng và hiệu quả.

Tư thế xoay cổ giảm thoái hóa cột sống cổ

2/ Bài tập yoga thoái hóa cột sống cổ tư thế rắn hổ mang

Để thực hiện bài tập yoga này, trước tiên bạn cần chuẩn bị 1 chiếc thảm dài trải trên mặt sàn.

Bước 1: nằm úp xuống sàn, hai tay đặt ngang vai chống xuống mặt sàn.

Bước 2: Hít vào một hơi thật sâu, từ từ nâng phần trên cơ thể lên bằng lực chống từ hai tay.

Bước 3: Ngửa cổ về phía sau, vai mở rộng, khuỷu tay chống về phía sau tạo thành tư thế giống rắn hổ mang

Bước 4: Siết chặt cơ đùi và bụng, giữ thẳng cột sống, hai chân duỗi thẳng trên sàn tập.

Bước 5: Hít thở đều và giữ nguyên tư thế trong khoảng 60 giây sau đó thả lỏng cơ thể, thở ra và hạ người xuống một cách từ từ.

Tư thế rắn hổ mang

3/ Bài tập yoga thoái hóa cột sống cổ tư thế ngoái cổ nhìn theo

Bước 1: Chuẩn bị tư thế nằm úp trên mặt sàn, hai tay đặt song song hai bên.

Bước 2: Chống tay lên từ từ với góc 45 độ và xoay cổ về phía bên trái, giữ nguyên khoảng 2 phút sau đó trở lại tư thế ban đầu.

Bước 3: Thực hiện tương tự với bên còn lại, lặp lại mỗi bên 7-10 lần.

4/ Bài tập yoga thoái hóa cột sống cổ tư thế gập cổ

Bài tập này giúp người bệnh kéo giãn và làm thẳng các khớp vùng cổ, chức năng vận động linh hoạt hơn và giảm thiểu cường độ đau. Các bước thực hiện như sau:

Bước 1: Ngồi thẳng lưng trên ghế

Bước 2: Từ từ gập cổ xuống về phía trước, sau đó lại ngửa ra phía sau

Bước 3: Giữ nguyên tư thế cho đến khi có cảm giác mỏi thì trở về tư thế ban đầu

Bước 4: Lặp lại các động tác trong khoảng 10-15 phút.

Áp dụng bài tập yoga thoái hóa cột sống cổ tư thế gập cổ này sẽ giúp giảm đau hiệu quả.

5/ Bài tập yoga thoái hóa cột sống cổ tư thế con mèo

Bài tập yoga tư thế con mèo dành cho người bị thoái hóa cột sống cổ tác động trực tiếp lên vùng cổ vai gáy và lưng, giúp kéo giãn cột sống, làm dịu cơn đau mỏi, và giúp giảm căng thẳng, có lợi cho hệ tiêu hóa và hô hấp.

Bước 1: Chống hai tay và đầu gối chân xuống sàn

Bước 2: Từ từ hít sâu và hạ thấp bụng xuống sàn đồng thời ưỡn ngực ra phía trước, đầu ngẩng cao lên.

Bước 3: Từ từ thở ra, sau đó hóp bụng lại, cúi đầu xuống, uốn cong lưng lại, siết chặt cơ mông.

Bước 4: Trở lại tư thế ban đầu và lặp lại động tác khoảng 10 lần.

Tư thế con mèo giảm thoái hóa cột sống cổ

6/ Bài tập yoga thoái hóa cột sống cổ tư thế em bé

Chuẩn bị thảm tập trải trên mặt sàn, tư thế ngồi thẳng, hai chân gập lại và ngồi lên gót chân.

Bước 1: Hít vào một hơi thật sâu sau đó vươn thẳng hai tay qua đầu.

Bước 2: Thở ra và gập người về phía trước, hai tay duỗi thẳng lên phía trước, giữ nguyên tư thế trong 5 giây, thở ra.

Bước 3: Từ từ nâng người trở về vị trí ban đầu, hít thở đều đặn và lặp lại động tác.

Mỗi lần thực hiện khoảng 10-15 phút vào buổi sáng sau khi ngủ dậy và buổi tối trước khi đi ngủ sẽ giúp cải thiện các triệu chứng đau nhức tê mỏi vùng cổ vai gáy do thoái hóa gây ra, đồng thời giúp người bệnh ngủ ngon và sâu giấc hơn.

7/ Bài tập căng duỗi phần cơ cổ

Chuẩn bị thảm tập, ngồi thẳng trên mặt sàn, tư thế hai chân bắt chéo.

Bước 1: Mở rộng tay phải đặt cạnh đầu gối bên phải, đặt bàn tay trái lên đỉnh đầu và từ từ nghiêng sang trái. Chế trụ đầu gối phải, ép cho cơ thể kéo căng cơ vùng cổ. Giữ trong vòng 30 giây sau đó trở về tư thế ban đầu và thực hiện tương tự với bên còn lại.

Bài tập căng duỗi phần cơ cổ

Bước 2: Đan hai tay vào nhau vòng ra sau gáy, ngồi thẳng lưng hông sau đó bắt đầu kéo lực ở hai tay xuống sao cho cằm chạm vào ngực. Duy trì tư thế này trong khoảng 30 giây sau đó từ từ ngẩng đầu lên và thả lỏng tay ra.

Các động tác của bài tập yoga này có tác dụng kéo giãn cơ cột sống lưng và cổ, vai, gáy giúp làm mềm và giãn cơ, giảm tình trạng co cứng cơ. Từ đó, giúp giảm đau và tăng cường lưu thông máu hiệu quả.

Tham khảo thêm: Top bài tập chữa thoái hóa đốt sống cổ được nhiều người thực hiện

Một số rủi ro khi tập yoga thoái hóa cột sống cổ cần chú ý

Bên cạnh những tác dụng tuyệt vời của yoga thoái hóa cột sống cổ đối với sức khỏe thì vẫn có những rủi ro nhất định khi tập yoga, chủ yếu là những động tác khó, nếu tập không cẩn thận có thể làm tổn thương đến gân cốt.

Các chuyên gia về yoga khuyên người bệnh khi bị thoái hóa cột sống cổ, nên lựa chọn các bài tập nhẹ nhàng khi mới bắt đầu làm quen với yoga và nên tập từ dễ đến khó. Nếu không có các biểu hiện khó chịu sau khi tập yoga vài ngày thì có thể tiếp tục tăng dần về cường độ cho các bài tập.

Bệnh nhân bị thoái hóa cột sống cổ tránh các động tác kéo căng quá mức ở phần cổ khi tập để giữ cho đầu phù hợp với cột sống. Người bệnh nên tham khảo ý kiến của huấn luyện viên yoga về nội dung các bài tập, động tác, tư thế để tránh được tình trạng bị đau khi tập và khắc phục được những rủi ro khi tập yoga thoái hóa cột sống cổ.

Mỗi người nên tự tìm cho mình những bài tập phù hợp để không làm trầm trọng thêm triệu chứng khó chịu do thoái hóa gây ra. Nên luyện tập vừa phải trong khoảng thời gian phù hợp từ 20-30 phút để tránh các cơ dễ bị mỏi.

Trước khi tập luyện nên khởi động để tránh những chấn thương không đáng có. Đồng thời tránh tập các tư thế khó gây ảnh hưởng đến xương khớp.

Trong quá trình luyện tập yoga thoái hóa cột sống cổ nên kết hợp với chế độ ăn uống khoa học, hợp lý để các bài tập yoga nhanh chóng phát huy tác dụng.

Bệnh thoái hóa cột sống cổ đang ngày càng trẻ hóa dễ gặp ở nhiều người trong nhiều độ tuổi và giới tính khác nhau. Vì vậy, cách tốt nhất để không bị thoái hóa xương khớp là nên áp dụng các biện pháp phòng tránh ngay từ hôm nay:

  • Luôn giữ lưng và cổ ở tư thế thẳng khi vận động, sinh hoạt
  • Không mang vác nặng quá sức, tránh hoạt động sai tư thế
  • Tránh xoay vai, bẻ cổ đột ngột
  • Dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý để xương cốt được thư giãn
  • Tránh những hoạt động thể thao mạnh gây tác động đến cổ vai gáy như bowling, boxing, bóng rổ, bóng chuyền, đẩy tạ…
  • Từ bỏ các thói quen xấu như kê cao gối khi ngủ, lạm dụng bia rượu, chất kích thích, thuốc lá…
  • Giữ tinh thần thoải mái, ngồi làm việc đúng tư thế

Xem thêm: Người viêm xương khớp nên tập luyện thế nào?

Yoga và viên uống xương khớp Kiện Cốt Vương “song kiếm hợp bích” trong hỗ trợ điều trị thoái hóa cột sống cổ

Song song với việc áp dụng các bài tập yoga thoái hóa cột sống cổ giúp cải thiện triệu chứng của bệnh thì việc lựa chọn sử dụng viên uống xương khớp Kiện Cốt Vương được cho là có tác dụng hỗ trợ điều trị, phòng ngừa và làm chậm thoái hóa tiến triển rất hiệu quả, đang được nhiều người thực hiện.

Ưu điểm của dòng sản phẩm này là cho hiệu quả bền vững, lâu dài, không gây tác dụng phụ, được đánh giá là phù hợp với người bị thoái hóa khớp, viêm khớp.

Thành phần của Kiện Cốt Vương

Kiện Cốt Vương được tổng hợp từ nhiều loại dược liệu quý, trong đó:

Chiết xuất AyuFlex® chiết xuất từ quả Chiêu liêu, sở hữu 5 công dụng: Chống viêm, giảm đau, tăng cường sản xuất dịch khớp, tăng sản sinh Collagen và tăng cường vận động khớp linh hoạt. 

Cao kiện cốt 8-BoneCareCVI Extract là hỗn hợp cao sấy phun được chiết xuất từ 8 vị dược liệu cổ truyền như Thiên niên kiện, dây đau xương, Hy thiêm, Độc hoạt, Thổ phục linh, Xuyên khung, Ngưu tất bắc, Kê huyết đằng…có độ ổn định hoạt chất cao, thường dùng trong mục đích điều trị các bệnh lý xương khớp, dễ hòa tan và hấp thu tối đa.

Khi kết hợp với chiết xuất từ cây Móng quỷ, Nhũ hương, Bromelain (enzyme có nhiều trong quả dứa) giúp làm tăng hiệu quả chống viêm, giảm đau khớp, ngăn chặn quá trình thoái hóa sụn khớp. Giúp bổ khí, mạnh gân cốt, từng bước phục hồi gân cơ, mạnh cốt tủy, làm chậm quá trình thoái hóa cột sống lưng hiệu quả.

Cơ chế tác động

  • Hỗ trợ giảm nhanh triệu chứng viêm, đau
  • Tái tạo và phục hồi sụn khớp, kích thích sản sinh dịch khớp, giúp khớp vận động linh hoạt.
  • Ngăn chặn và làm chậm quá trình thoái hóa cột sống lưng.
  • Tăng cường sức khỏe xương khớp từ bên trong.

Kiện Cốt Vương có tác dụng hỗ trợ giảm đau, giảm viêm và cải thiện nhanh các triệu chứng của thoái hóa cột sống cổ. Trên 90% khách hàng sau khi sử dụng Kiện Cốt Vương, cho biết họ nhận được hiệu quả sau 07-10 ngày.

– Sau 2-3 tuần, tình trạng đau nhức tê mỏi và triệu chứng viêm thuyên giảm đáng kể.

– Sau 3-4 tuần, tình trạng viêm giảm hẳn, các khớp di chuyển vận động linh hoạt, đau nhức hầu như không còn.

– Sau 3-6 tháng, sụn khớp được phục hồi, không còn tình trạng khô khớp, ngăn chặn cơn đau tái phát, mọi hoạt động đều trở lại bình thường. Chất lượng cuộc sống của người bị thoái hóa cột sống cổ cũng được cải thiện rõ rệt.

Để việc điều trị thoái hóa cột sống cổ đạt hiệu quả cao, mọi người nên sử dụng viên xương khớp Kiện Cốt Vương kết hợp với việc áp dụng các bài tập yoga giúp tăng cường sức khỏe cơ xương khớp, và rút ngắn thời gian chữa trị bệnh.

Trên đây là những thông tin chia sẻ về tác dụng của yoga thoái hóa cột sống cổ và cách điều trị thoái hóa cột sống cổ an toàn hiệu quả nhất. Hy vọng sẽ mang đến cho mọi người những thông tin bổ ích, đồng thời lựa chọn được cho mình phương pháp chữa thoái hóa cột sống cổ an toàn, hiệu quả, bảo tốt nhất sức khỏe xương khớp cho bản thân và gia đình.

Điều trị thoái hóa cột sống cổ như thế nào để nhanh khỏi? Click ngay

Thoái hóa cột sống cổ là một bệnh mãn tính có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không điều trị đúng cách. Vậy điều trị thoái hóa cột sống cổ như thế nào để nhanh khỏi? Hãy cùng Kiện Cốt Vương theo dõi bài viết sau đây để biết thêm cách điều trị về bệnh lý này nhé.

1. Tại sao cần điều trị thoái hóa đốt sống cổ?

Thoái hóa cột sống cổ là bệnh mạn tính xảy ra khi đĩa đệm, sụn khớp, bao hoạt dịch và dây chằng ở vùng cổ bị tổn thương. Nguyên nhân gây ra bệnh lý này có thể do sự thoái hóa tự nhiên hoặc một số nguyên nhân như: tính chất công việc, chấn thương, thói quen sinh hoạt,…

Khi bị thoái hóa đốt sống cổ sẽ xuất hiện những cơ đau nhức kéo dài. Đồng thời còn gặp phải tình trạng cứng cổ, cử động cổ gặp khó khăn gây ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh hoạt và sức khỏe của bạn. 

Hơn thế nữa, các cơn đau có thể lan sang sau tai, vùng trán, đầu và bả vai. Nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến một số bệnh lý khác như:

  • Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ.
  • Rối loạn tiền đình.
  • Hẹp ống sống cổ.
  • Mất khả năng vận động, bại liệt.

Chính vì thế việc điều trị thoái hóa cột sống cổ là điều vô cùng cần thiết để có một sức khỏe tốt. Đồng thời, hạn chế được những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Mặt khác việc điều trị sớm và đúng theo chỉ định của bác sĩ, bạn có thể hồi phục đến từ 80 – 90%. Nếu để lâu không chữa trị, các phương pháp điều trị thoái hóa đốt sống cổ chỉ mang tính chất hỗ trợ giảm đau và hạn chế mức độ tái phát nhất định mà không để điều trị khỏi được.

Cần điều trị thoái hóa cột sống cổ để tránh biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe.

2. Nguyên tắc điều trị thoái hóa đốt sống cổ

Chắc hẳn các bạn cũng đã tìm hiểu qua thoái hóa gì rồi phải không nào. Do đây là sự thoái hóa tự nhiên của các bộ phận trên cơ thể nên không có cách nào ngăn chặn hoàn toàn tình trạng này. 

Chính vì thế, cách điều trị thoái hóa cột sống cổ làm giảm tình trạng đau, cải thiện cấu trúc và chức năng của đốt sống cổ. Đồng thời làm tăng khả năng vận động cổ cho bệnh nhân.

Vì vậy, phác đồ điều trị thoái hóa đốt sống cổ sẽ dựa trên các nguyên tắc sau đây.

  • Sử dụng phương pháp giảm đau tùy thuộc vào tình trạng bệnh. Tuy nhiên có một số loại thuốc sẽ được chỉ định sử dụng ngắn ngày.
  • Tăng cường điều trị nguyên nhân gây ra bệnh để hạn chế tình trạng tái phát. Phối hợp nhiều phương pháp khác nhau trong việc điều trị như: sử dụng thuốc, vật lý trị liệu, thay đổi lối sống, duy trì thói quen tập luyện thể dục,…

3. Điều trị thoái hóa cột sống cổ

Hiện này có rất nhiều phương pháp chữa thoái hóa đốt sống cổ. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị cụ thể. Sau đâu là những phương pháp  điều trị thoái hóa đốt sống cổ hay được sử dụng nhất.

3.1 Thuốc điều trị thoái hóa đốt sống cổ

Hiện nay có rất nhiều loại thuốc được sử dụng trong điều trị thoái hóa đốt sống cổ. Tùy vào tình trạng bệnh bác sĩ sẽ kê đơn các nhóm thuốc dưới đây. 

3.1.1 Thuốc giảm đau

Tùy thuộc vào mức độ đau của bạn mà bác sĩ sẽ chỉ định các nhóm thuốc giảm đau khác nhau.

  • Thuốc Paracetamol: Là loại giảm đau phổ biến nhất, được dùng để làm giảm các cơn đau từ cấp độ nhẹ đến trung bình.
  • Nhóm thuốc Corticosteroid: Trong trường hợp đau dữ dội và kéo dài, bạn sẽ được chỉ định uống nhóm giảm đau này. Hiệu của của nhóm corticosteroid vừa nhanh vừa mạnh, và có thể sử dụng ở dạng uống, hay, tiêm, xịt,…
  • Nhóm thuốc Opioid: Nhóm thuốc Opioid có tác dụng làm giảm dẫn truyền cảm giác đau. Đồng thời nâng cao khả năng chịu đau của cơ thể. Tuy nhiên nhóm thuốc này có thể gây nghiện và ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh nên chỉ sử dụng khi có chỉ định từ bác sĩ.

3.1.2 Thuốc chống viêm

Nhóm thuốc NSAID được sử dụng nhiều trong phương pháp điều trị thoái hóa đốt sống cổ. Nhóm thuốc này vừa có tác dụng giảm đau nhanh, vừa giảm sưng viêm. Đồng thời làm chậm tiến triển của bệnh. 

Một số loại thuốc thường được bác sĩ chỉ định như: Ibuprofen, Diclofenac, Celecoxib, Indomethacin, Naproxen,…

Nhóm thuốc NSAID được sử dụng nhiều trong thoái hóa đốt cột sống cổ.

3.1.3 Thuốc giãn cơ

Dây chằng ở vùng đốt sống cổ bị xơ hóa cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến quá trình thoái hóa. Do đó, nhóm thuốc giãn cơ sẽ được sử dụng để làm giảm sự co cứng của những dây chằng này. Từ đó, làm giảm tình trạng đau cột sống do co thắt cơ và dây chằng quá mức.

Một số loại thuốc được dùng trong quá trình điều trị như: Cyclobenzaprine, Carisoprodol, Baclofen,…

3.1.4 Thuốc chống thoái hóa tác dụng chậm

Một số loại thuốc như: Glucosamine, Chondroitin, Diacerein,… có tác dụng tái tạo lại sụn, hoạt dịch và bảo vệ các tổ chức này không bị tổn thương. Thông thường, nhóm thuốc này được sử dụng nhằm mục đích cải thiện cấu trúc khớp và hạn chế tình trạng sụn khớp bị hủy hoại. 

Từ đó, làm chậm quá trình thoái hóa. Do thuốc có tác động khá chậm nên trong quá trình điều trị thoái hóa cột sống cổ cần phối hợp với nhóm thuốc khác.

3.2 Thoái hóa đốt sống cổ điều trị như thế nào bằng Đông y?

Ngoài việc điều trị bằng thuốc, có rất nhiều người lựa chọn việc điều trị theo phương pháp Đông y. Sau đây là 2 phương pháp thường được sử dụng trong việc điều trị thoái hóa đốt cột sống cổ.

3.2.1 Điều trị thoái hóa đốt sống cổ bằng thuốc nam

Hiện nay có rất nhiều loại thuốc nam điều trị thoái hóa cột sống cổ. Ưu điểm của phương pháp này là khá lành tính bởi các bài thuốc đều sử dụng các nguyên liệu tự nhiên, an toàn và ít tác dụng phụ, đồng thời có thể sử dụng được lâu dài. Đặt biệt những bài thuốc dân gian thường có chi phí rẻ, không gây tốn kém.

Tuy nhiên phương pháp này tốn rất nhiều thời gian và công sức. Bởi bạn phải tự chuẩn bị dược liệu, chế biến và sắc thuốc. Nếu trong quá trình chế biến xảy ra sai sót có thể dẫn đến kết quả điều trị không cao.

Sau đây là một số bài thuốc chữa thoái hóa đốt sống cổ từ dân gian mà bạn có thể tham khảo thêm.

  • Bài thuốc đắp lá lốt sao vàng lên cột sống cổ.
  • Bài thuốc chữa thoái hóa đốt sống cổ theo thể phong hàn.
  • Bài thuốc chữa thoái hóa đốt sống cổ theo thể khí huyết ứ trệ.
  • Bài thuốc chữa thoái hóa đốt sống cổ theo thể can thận âm hư.
  • Bài thuốc chữa thoái hóa đốt sống cổ theo thể đờm thấp cản trở kinh mạch.

Có nhiều bài thuốc nam điều trị thoái hóa đốt cột sống cổ.

3.2.2 Điều trị thoái hóa đốt sống cổ bằng châm cứu

Phương pháp này giúp lưu thông kinh mạch, giảm đau và giúp các khớp chuyển động linh hoạt hơn. Thông thường bác sĩ sẽ dùng các cây kim châm cứu cắm vào các huyệt ở vùng cổ để khai thông khí huyết. Từ đó làm giảm triệu chứng đau nhức. 

3.3 Vật lý trị liệu thoái hóa đốt sống cổ

Vật lý trị liệu thường được áp dùng cùng lúc với các phương pháp khác để nâng cao hiệu quả cho quá trình điều trị. Đồng thời hạn chế được tình trạng đau nhức cũng như làm chậm quá trình tổn thương ở đốt sống cổ. Sau đây là một số phương pháp hay được sử dụng trong quá trình điều trị thoái hóa đốt sống cổ.

  • Sóng ngắn trị liệu: Sử dụng các bức xạ điện từ có bước sóng từ 11 – 22m, giúp giảm đau khớp, chống viêm, làm giãn mạch, giảm ứ đọng, tăng cường lưu thông máu tới vùng khớp.
  • Siêu âm trị liệu: Có tác dụng làm tăng tuần hoàn và dinh dưỡng cho các vùng tổ chức ở quang các khớp. Đồng thời kích thích quá tái sinh tổ chức.

3.4 Phẫu thuật

Phương pháp phẫu thuật sẽ được bác sĩ chỉ định khi các phương pháp khác không thể làm giảm tình trạng đau nhức cho bệnh nhân. Bên cạnh đó, các khớp xương bị hư hỏng nặng khiến bệnh nhân không thể cử động được. 

Mục đích của phẫu thuật là giúp phục hồi chức năng và đen lại kết quả khả quan hơn trong quá trình điều trị. Đồng thời giúp nâng cao chất lượng sống cho bệnh nhân.

4. Chế độ ăn uống

Đối với người bị thoái hóa cột sống cổ sẽ được khuyến nghị duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh, có nhiều dưỡng chất để hỗ trợ quá trình điều trị. Sau đây là những thực phẩm nên và không nên ăn khi điều trị thoái hóa cột sống cổ.

4.1 Thoái hóa cột sống cổ nên ăn gì?

Trong quá trình điều trị thoái hóa đốt cột sống cổ, khi có một chế độ dinh dưỡng khoa học cũng giúp bạn giảm thiểu các triệu chứng của bệnh hiệu quả. Sau đây là một số nhóm thực phẩm mà bạn nên bổ sung.

  • Thực phẩm giàu canxi: Canxi là một dưỡng chất cần thiết để duy trì một hệ thống xương khớp khỏe mạnh. Do đó, việc bổ sung canxi qua chế độ ăn sẽ hỗ trợ phục hồi những tổn thương ở xương khớp. Một số sản phẩm giàu canxi như: sữa và các sản phẩm từ sữa, cá hồi, cua, tôm, các loại đậu, rau màu xanh đậm,…
  • Thực phẩm giàu Omega-3: Omega-3 là một loại acid béo có nhiều trong các loại cá như: cá hồi, cá trích, cá thu,… Khi bổ sung thêm Omega-3 vào trong cơ thể sẽ có tác dụng kháng viêm, từ đó giúp bạn cải thiện triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ hiệu quả.
  • Thực phẩm chứa nhiều vitamin và khoáng chất: Việc bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất là điều cần thiết trong quá trình điều trị bệnh. Bởi khi cơ thể có đủ các dưỡng chất cần thiết giúp hỗ trợ điều trị chứng thoái hóa đốt sống cổ. Các loại rau và hoa quả như: chuốt, cam, quýt, bưởi, súp lơ, cà rốt,… là nguồn thực phẩm chứa nhiều vitamin và khoáng chất mà bạn không nên bỏ qua.

Ăn thực phẩm chứa nhiều canxi trong quá trình điều trị thoái hóa đốt sống cổ.

4.2 Thoái hóa đốt sống cổ nên kiêng ăn gì?

Ngoài việc chú ý nên ăn gì, bạn cũng cần chú ý tránh một số loại thực phẩm sau để không làm tăng tình trạng sưng viêm dẫn đến bệnh thoái hóa đốt sống cổ trở nên trầm trọng hơn.

  • Thực phẩm chứa nhiều đường, muối: Việc tiêu thụ quá nhiều đường và muối sẽ thúc đầu quá trình trao đổi chất, tăng lượng insulin, làm suy yếu hệ thống oxy hóa, khiến quá trình lão quá diễn ra nhanh hơn. Điều này sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình điều trị thoái hóa xương khớp.
  • Tránh xa chất kích thích: Việc sử dụng quá nhiều rượu, bia và các chất kích thích khác sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến các bộ phận trên cơ thể. Đặc biệt là các bệnh liên quan đến thoái hóa khớp và thoát vị đĩa đệm.
  • Thức ăn chứa gluten:  Ăn quá nhiều loại thực phẩm chứa chất này sẽ khiến cơ thể bạn rối loạn giữa gluten và tế bào miễn dịch, dẫn đến tăng sinh tình trạng viêm khiến quá trình điều trị bệnh trở nên khó khăn hơn.

5 Bài tập chữa thoái hoá đốt sống cổ

Bên cạnh những phương pháp trên, bạn có thể áp dụng các bài tập chống thoái hóa đốt sống cổ sau đây.

5.1 Bài tập yoga chữa thoái hoá đốt sống cổ

Các bài tập yoga cho người thoái hóa đốt sống cổ được xem là cách điều trị tại nhà giúp bạn giảm đau hiệu quả. Sau đây là các bài tập yoga chữa thoái hóa đốt sống cổ mà bạn có thể tham khảo.

  • Tư thế rắn hổ mang (cobra pose).
  • Tư thế ngồi xoay nửa người.
  • Tư thế cánh cung.
  • Tư thế mèo – bò.
  • Tư thế con cá.
  • Tư thế cây cầu.

Tư thế yoga mèo bò trong điều trị thoái hóa cột sống cổ.

5.2 Các bài tập thoái hóa đốt sống cổ đơn giản

Bên cạnh việc tập các thư thế yoga bạn có thể thực hiện thêm một số bài tập điều trị thoái hóa đốt sống cổ như:

  • Bài tập gập cổ
  • Bài tập duỗi cột sống cổ
  • Bài tập xoay cổ
  • Bài tập lực cân bằng
  • Bài tập thả lỏng cơ cổ
  • Bài tập kéo giãn 2 bên cột sống cổ

5.3 Lưu ý khi luyện tập

Trong quá trình luyện tập để cải thiện tình trạng thoái hóa đốt sống cổ bạn cần chú ý những điểm sau đây.

  • Mỗi ngày không nên luyện tập quá dài, chỉ cần 30 phút mỗi ngày là được. Khi bắt đầu luyện tập bạn nên tập từ 10 phút, sau đó tăng dần thời gian luyện tập.
  • Khi mới luyện tập sẽ xuất hiện những cơn đau nhẹ, đây là tình trạng bình thường. Do đó, bạn đừng bỏ luyện tập nhé.
  • Khi xuất hiện những cơn đau nhói cần ngừng luyện tập để tránh quá sức.
  • Trong quá trình luyện tập có thể áp dụng một số phương pháp giảm đau phù hợp.

Bên cạnh các phương pháp trên bạn có thể dùng thêm các sản phẩm hỗ trợ điều trị thoái hóa đốt cột sống cổ. Hiện nay trên thị trường có sản phẩm Kiện Cốt Vương là giải pháp an toàn giúp kiểm soát tình trạng thoái hóa khớp do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Với cơ chế “Tứ Trụ” sẽ giúp khớp cột sống cổ của bạn luôn khỏe vững vàng.

  • Giảm triệu chứng đau nhức do viêm khớp, thoái hóa khớp.
  • Tăng cường vận động.
  • Tái tạo và phục hồi sụn khớp.
  • Tăng cường độ chắc khỏe cho khớp.

Bạn có thể tìm mua Kiện Cốt Vương tại nhà thuốc trên toàn quốc, vui lòng xem địa chỉ nhà thuốc TẠI ĐÂY

Để đặt mua Kiện Cốt Vương và thanh toán nhà vui lòng BẤM VÀO ĐÂY.

Trên đây là những phương pháp điều trị thoái hóa cột sống cổ. Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp bạn đã có thêm những thông tin hữu ích trong việc điều trị thoái hóa cột sống cổ. 

Phác đồ điều trị thoái hóa cột sống thắt lưng hiệu quả

Thoái hoá cột sống thắt lưng là bệnh lý thường gặp và gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và công việc hàng ngày người bệnh. Vậy hiện nay pháp đồ điều trị thoái hóa cột sống thắt lưng hiệu quả là gì? Để có câu trả lời cho chủ đề này bạn hãy cùng  Kiện Cốt Vương theo dõi bài viết sau đây nhé!

1. Thoái hóa cột sống thắt lưng có chữa được không?

Thoái hóa cột sống thắt lưng là tình trạng đĩa đệm và sụn khớp bị thoái hóa. Đồng thời đi kèm với sự thay đổi của phần xương dưới sụn và màng hoạt dịch. Khi bệnh tiến triển nặng có thể sẽ gây ra những cơn đau kéo dài, cơ thể dễ bị mất thăng bằng và việc vận động trở nên khó khăn hơn.

Để đưa ra được câu trả lời cho “thoái hóa cột sống thắt lưng có chữa được không” trước hết bạn phải hiểu nguyên nhân gây ra bệnh lý này là do quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể. 

Chính vì thế, đây là yếu tố không thể thay đổi được. Do đó, không có phương pháp nào để chữa khỏi hoàn toàn bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng. 

Tuy nhiên, để cải thiện tình trạng bệnh và hạn chế những cơn đau giúp người bệnh có cuộc sống tốt hơn, bác sĩ sẽ lựa chọn các cách chữa thoái hóa cột sống thắt lưng phù hợp nhất cho bạn.

Thoái hóa cột sống thắt lưng có chữa được không?

2. Phác đồ điều trị thoái hóa cột sống thắt lưng

Thoái hóa cột sống thắt lưng là bệnh lý mạn tính, kết quả điều trị cũng như phương pháp chữa trị sẽ phụ thuộc vào mức độ của bệnh. Sau đây là phác đồ điều trị thoái hóa cột sống thắt lưng thường được các bác sĩ chỉ định nhiều nhất.

2.1 Thuốc

Hiện nay sử dụng thuốc tây là một trong những phương pháp phổ biến trong việc điều trị thoái hóa cột sống thắt lưng. Sau đây là những loại thuốc được kê cho bệnh nhân.

2.1.1 Thuốc giảm đau

Có 3 nhóm thuốc chính được sử dụng trong việc điều trị giảm triệu chứng đau do thoái hóa cột sống thắt lưng đó là:

Paracetamol

Đây là thuốc được kê cho trường hợp bệnh nhân có cơn đau nhẹ và vừa. Loại thuốc này có tác dụng ngắn nên 1 ngày bạn phải uống từ 2 – 3 lần. Đối với những người bị bệnh xơ gan, viêm gan, nghiện rượu,… cần phải thận trọng khi sử dụng paracetamol vì nó có thể gây ảnh hưởng đến chức năng gan và thận.

Nhóm thuốc Corticosteroid

Nhóm thuốc này thường được sử dụng với người bệnh có cơn đau mạnh và viêm do thoái hóa đốt cột sống thắt lưng gây ra. Một số thuốc thường được sử dụng khi bị thoái hóa như: triamcinolone, prednisolone, methylprednisolone, dexamethasone,…

Nhóm thuốc giảm đau trung ương (opioid)

Nhóm thuốc này chỉ được kê khi bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng ở mức độ nghiêm trọng nhất. Người bệnh có những cơn đau dữ dội mà không kiểm soát được bằng những loại thuốc giảm đau khác. 

Nhóm thuốc này sẽ ngăn chặn sự dẫn truyền cảm giác đau và tăng ngưỡng chịu đau ở bệnh nhân bằng cách liên kết với các thụ thể opioid. Đây là nhóm thuốc có thể gây nghiện nên chỉ sử dụng trong trường hợp cần thiết và có sử theo dõi của bác sĩ.

2.1.2 Thuốc chống viêm

Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) có khả năng giảm đau và giảm tình trạng sưng viêm bằng cách ức chế các yếu tố tiền viêm và các cytokine. Một số loại thuốc thường được sử dụng trong điều trị thoái hóa cột sống thắt lưng như: Ibuprofen, Naproxen, Diclofenac,…

Khi uống thuốc NSAID bạn cần phải chú ý nó có thể gây ra một số tác dụng phụ như: loét dạ dày tá tràng, xuất huyết dạ dày, ảnh hưởng không tốt đến thận,…

Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) có khả năng giảm đau.

2.1.3 Thuốc giãn cơ

Một số loại thuốc như: Decontraty, Baclofen, Cyclobenzaprine,… là nhóm thuốc giãn cơ thường được sử dụng trong chữa bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng. 

Nhóm thuốc này có tác dụng làm giảm những cơn co thắt cơ bắp quá mức. Tuy nhiên, chúng chỉ được kê trong một thời gian ngắn bởi chúng có nhiều tác dụng không mong muốn như: tổn thương cho gan, gây đau đầu, mệt mỏi, làm chậm nhịp tim, giảm sút thị lực,…

2.1.4 Thuốc chống thoái hóa tác dụng chậm

Thuốc có tác dụng bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho sự hoạt động của cột sống thắt lưng. Đồng thời hỗ trợ phục hồi chức năng của sụn khớp và ngăn ngừa những rối loạn về chức năng thần kinh do bị chèn ép trong thời gian dài.

Một số loại thuốc thường được sử dụng trong điều trị thoái hóa cột sống thắt lưng như: Glucosamine, Chondroitin, Diacerein,…

2.2 Đông y

Phương pháp điều trị thoái hóa cột sống thắt lưng bằng Đông y là một trong những liệu pháp được nhiều người lựa chọn. Sau đây là 2 biện pháp được sử dụng nhiều nhất.

2.2.1 Thuốc nam

Trong dân gian có một số bài thuốc chữa thoái hóa cột sống thắt lưng được truyền lại từ nhiều đời trước và được những người bị thoái hóa cột sống thắt lưng lựa chọn sử dụng như:

  • Bài thuốc từ lá lốt.
  • Bài thuốc từ dây đau xương.
  • Bài thuốc từ cây cỏ xước.
  • Bài thuốc từ cây xương rồng.
  • Bài thuốc từ cây ngải cứu.
  • Bài thuốc lục căn thảo thăng.
  • Bài thuốc chữa thoái hóa cột sống bằng đậu đen hấp trong trái dừa.
  • Bài thuốc xoa bóp bằng rượu hạt gấc.

2.2.2 Châm cứu

Khi áp dụng phương pháp châm cứu trong điều trị thoái hóa đốt cột sống thắt lưng sẽ làm dịu nhanh các cơn đau nhức. Tuy nhiên hiệu quả giảm đau chỉ là tạm thời, sau một thời gian cơ đau sẽ tái phát lại. 

Phương pháp này sẽ được áp dụng sau khi chẩn đoán tình trạng bệnh. Các bác sĩ sẽ tiến hành châm cứu tại các huyệt đạo từ 15 – 20 phút tùy từng vị trí. Liệu trình châm cứu có thể kéo dài từ 12 – 15 ngày.

Châm cứu giúp làm giảm các cơn đau nhức.

2.3 Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu là phương pháp thường được áp dụng để điều trị thoái hóa cột sống thắt lưng. Một số bài vật lý trị liệu hay được sử dụng như: dựng lưng, kéo giãn cột sống, sử dụng nẹp, chiếu đèn hồng ngoại, chườm nóng,…

Thông thường phương pháp này sẽ có sự thực hiện hoặc hướng dẫn trực tiếp của các chuyên gia hoặc nhà vật lý trị liệu.

2.4  Phẫu thuật

Đây là phương pháp được chỉ định cuối cùng khi các phương pháp ở phía trên không đem lại hiệu quả cho bệnh nhân.

Phẫu thuật chỉ áp dụng với trường hợp bệnh trở nên nghiêm trọng và có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như thoát vị đĩa đệm cột sống, biến dạng chèn ép tủy.

Phẫu thuật điều trị thoái hóa cột sống thắt lưng.

3. Mẹo chữa đau cột sống thắt lưng

Để rút ngắn thời gian điều trị thoái hóa cột sống thắt lưng bạn có thể áp dụng một số phương pháp sau đây.

3.1 Thay đổi thói quen sinh hoạt

Một thói quen sinh hoạt lành mạnh là một trong những yếu tố giúp bạn rút ngắn lại thời gian điều trị. Sau đây là những điểm bạn cần chú ý trong cuộc sống sinh hoạt.

  • Luôn giữ một tình thần lạc quan và thoải mái, chế độ làm việc và nghỉ hơi hợp lý, hạn chế việc thức khuya.
  • Tránh việc bê vác quá nặng, vì điều này sẽ gây áp lực lên cột sống khiến bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng trở nên nặng hơn.
  • Không ngồi một chỗ với một tư thế trong thời gian dài, sau khoảng 30 – 60 phút bạn nên đứng dậy đi lại hoặc vận động nhẹ nhàng để xương khớp được thư giãn.
  • Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao ở cường độ phù hợp với thể trạng.
  • Kiểm soát mức cân nặng phù hợp để hạn chế áp lực cho cột sống thắt lưng.
  • Hạn chế việc sử dụng các chất kích thích như: rượu, bia, thuốc lá,…

3.2 Chế độ dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng khoa học sẽ giúp bạn cải thiện được tình trạng bệnh. Đồng thời kiểm soát được mức cân nặng hợp lý. Từ đó, hỗ trợ quá trình điều trị thoái hóa cột sống thắt lưng hiệu quả hơn.

Sau đây là một số nhóm thực phẩm mà bạn nên bổ sung vào chế độ ăn của mình để cải thiện tình trạng thoái hóa cột sống thắt lưng.

  • Nhóm thực phẩm chứa nhiều Omega-3: Đây là một acid béo không bão hòa có tác dụng chống viêm và ngăn ngừa thoái hóa lan sang các vị trí khác. Đậu nành, cá thu, cá hồi, bơ, hạnh nhân,… là những loại thực phẩm chứa nhiều Omega-3 mà bạn có thể đưa vào chế độ ăn của mình.
  • Nhóm thực phẩm giàu canxi: Như các bạn đã biết, canxi là dưỡng chất cần thiết để duy trì một hệ thống khung xương khỏe mạnh. Nếu cơ thể bị thiếu canxi dễ dẫn đến tình trạng loãng xương, xương yếu và dễ gãy. Do có để duy trì một hệ xương khớp khỏe mạnh bạn không nên bỏ những những thực phẩm chứa nhiều canxi như: sữa và các chế phẩm từ sữa, cá hồi, tôm, cua, trứng, ghẹ,…
  • Thực phẩm giàu Chondroitin và Glucosamine: Đây là những chất có tác dụng tái tạo lại sụn khớp và tăng khả năng vận động cho các khớp. Đồng thời nó còn làm chậm quá trình thoái hóa của khớp. Do đó bạn có thể bổ sung thêm chúng bằng cách ăn các món được chế biến từ nước xương hầm, sụn, gân động vật.
Chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp cải thiện tình trạng thoái hóa cột sống thắt lưng.

3.3 Bài tập dành cho người thoái hóa cột sống thắt lưng

Đối với những bệnh nhân bị thoái hóa cột sống thắt lưng các bác sĩ thường khuyến khích mọi người thực hiện một số bài tập thể dục như:

  • Bài tập kéo giãn cơ lưng
  • Bài tập nghiêng xương chậu ra sau.
  • Bài tập di động cột sống 1
  • Bài tập kéo giãn nhóm cơ đùi ngoài.
  • Bài tập cơ lưng. 
  • Bài tập cầu nối.
  • Bài tập thăng bằng.

3.4 Phương pháp hỗ trợ khác

Bên cạnh các phương pháp trên bạn có thể dùng thêm các sản phẩm hỗ trợ điều trị thoái hóa cột sống thắt lưng để nâng cao kết quả của quá trình điều trị. 

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm hỗ trợ xương khớp. Nhưng Kiện Cốt Vương là giải pháp an toàn giúp kiểm soát tình trạng thoái hóa khớp được nhiều chuyên gia đánh giá cao về độ an toàn cũng như hiệu của mà sản phẩm mang lại.

Kiện Cốt Vương Giải Pháp Toàn Diện Cho Người Bị Thoái Hóa Cột Sống Thắt Lưng

Kiện Cốt Vương là sản phẩm đầu tiên kết hợp thành công các thảo dược quý cho xương khớp trên thế giới như: Chiết xuất Quả Chiêu Liêu từ Mỹ. Móng Quỷ, Nhũ Hương, Bromelain và chiết xuất 8-BoneCareCVI có nguồn gốc từ bài thuốc cổ Hy thiêm thang tại Việt Nam.

Kiện Cốt Vương – Giúp giảm đau khớp, vận động dễ dàng

Quả Chiêu Liêu được mệnh danh là “VUA của các loại THẢO DƯỢC” trong y học Ấn Độ Cố Đại từ 5.000 năm trước bởi có khả năng chữa nhiều loại bệnh. Sau rất nhiều thử nghiệm, vào năm 2014, tập đoàn Natreon Mỹ đã công bố sự ra đời của chiết xuất Quả Chiêu Liêu AyuFlexTM – với 5 công dụng nổi bật cho xương khớp thông qua 5 nghiên cứu lâm sàng và tiền lâm sàng tại Mỹ:

  • Giúp giảm đau khớp
  • Chống viêm khớp theo đa cơ chế
  • Kích thích sản sinh dịch khớp
  • Tăng cường sản sinh Collagen Type II
  • Tăng cường vận động cho khớp

Năm 2015, Chiết xuất Quả Chiêu Liêu được cấp bằng sáng chế với số hiệu US010500240B2. Không dừng lại tại đó, chiết xuất Quả Chiêu Liêu còn đạt tiêu chuẩn GRAS – FDA về độ an toàn, không hại dạ dày, gan thận khi sử dụng.

Những tiêu chuẩn chất lượng của Chiết xuất Quả Chiêu Liêu AyuFlex trong Kiện Cốt Vương

Để gia tăng 5 tác dụng nổi bật của Chiết xuất Quả Chiêu Liêu, các nhà khoa học thuộc công ty cổ phần Dược mỹ phẩm CVI đã kết hợp thành công với chiết xuất Móng Quỷ, Nhũ Hương, Bromelain (Chiết xuất Quả Dứa) tạo nên Bộ Tứ Thảo Dược Giảm Đau Khớp mang tác dụng cộng hưởng mạnh mẽ, nhanh chóng.

Chiết xuất 8-BoneCareCVI được phát triển từ bài thuốc cổ Hy Thiêm Thang cấu tạo bởi 8 vị thảo dược y học cổ truyền tốt cho xương khớp. Là hiện thân tiêu biểu cho nguyên lý ”thận chủ cốt sinh tủy”, chiết xuất 8-BoneCareCVI không chỉ đánh trực diện vào căn nguyên gây bệnh mà còn giúp bồi bổ thận, lưu thông khí huyết. Từ đó hệ cơ xương khớp được nuôi dưỡng đầy đủ, tránh được những cơn đau nhức do tắc nghẽn, chèn ép mạch máu, cân cơ và ngay tại ổ khớp.

Kiện Cốt Vương không chỉ mang đến hiệu quả giảm triệu chứng đau nhức khớp, sưng viêm, cứng mỏi, tê bì (cảm nhận rõ chỉ sau 7-10 ngày) mà còn bổ sung dịch khớp giúp người bệnh vận động thoải mái, ngồi xuống đứng lên, cúi gập, xoay người, cử động các khớp dễ dàng hơn.

+ Kiện Cốt Vương được bán tại nhà thuốc uy tín trên toàn quốc, chuỗi nhà thuốc Long Châu, An Khang,… vui lòng xem ĐỊA CHỈ NHÀ THUỐC TẠI ĐÂY

+ MUA HÀNG ONLINE – GIAO NGAY TẬN NHÀ bằng cách Gọi tổng đài (miễn phí) 1800 1796 hoặc ĐẶT HÀNG TẠI ĐÂY 

+ Mua Kiện Cốt Vương trên Shopee TẠI ĐÂY

Kiện Cốt Vương có tác dụng gì?

Sự kết hợp ĐÚNG – ĐỦ các thảo dược trong Kiện Cốt Vương mang đến công dụng toàn diện cho xương khớp qua CƠ CHẾ TỨ TRỤ:

  1. GIẢM NHANH TRIỆU CHỨNG: Giúp giảm đau nhức, chống viêm từ tinh chất thảo dược quý, an toàn tuyệt đối. 
  2. HẠN CHẾ THOÁI HÓA KHỚP: Tăng cường tái tạo và phục hồi sụn khớp, làm chậm quá trình thoái hóa khớp.
  3. TĂNG CƯỜNG VẬN ĐỘNG: Kích thích sản xuất Collagen tuyp II và dịch khớp giúp khớp vận động linh hoạt, giảm khô khớp, cứng khớp.
  4. BẢO VỆ XƯƠNG KHỚP CHẮC KHỎE: Tăng hấp thu Canxi và vận chuyển Canxi vào tận khung xương. Giúp xương chắc khỏe từ bên trong.

Kiện Cốt Vương có tốt không? Khách hàng nói gì sau khi sử dụng

ÔNG ĐẶNG XUÂN TRƯỜNG – Chiêm Hóa, Tuyên Quang

Bệnh lý: Thoái hóa khớp 10 năm, biến chứng teo cơ cánh tay

Sau thời gian đầu sử dụng Kiện Cốt Vương: “Tôi thấy khớp nhẹ nhõm đi nhiều, đỡ đau nhức đỡ cứng khớp. Uống hết liệu trình, là giờ nó không còn đau, buốt ở trong xương nhiều nữa, cánh tay bị teo trước đó giờ đã có thể tự mặc quần áo, tự tắm rửa, cầm được nắm lúa để gặt rồi . Cái lưng cũng thế, đỡ lắm, giờ ngồi lâu bình thường không có mỏi gì nữa”

BÀ NGUYỄN THỊ CÚC – Cầu Giấy – Hà Nội

Bệnh lý: Thoái hóa 3 đốt sống cổ, 4 đốt sống lưng, viêm đa khớp toàn thân

Sau khi dùng Kiện Cốt Vương: “Khi tôi ngồi xuống đứng lên là cái vận động nó linh hoạt, nhẹ nhõm hơn. Cầm cái lược chải đầu thì nó dễ dàng hơn. Mười đầu ngón tay ngón chân trước đây nó tê nhiều, giờ là đỡ lắm rồi. Các bước đi nó vững vàng, chắc chắn hơn. Tôi dùng hết liệu trình rồi, giờ người khỏe lắm, khoan khoái hơn rất nhiều…”

NHÀ THUỐC TOÀN QUỐC – Đánh giá về Kiện Cốt Vương
Đài truyền hình quốc gia VTV2 đưa tin về sản phẩm Kiện Cốt Vương
Đài truyền hình quốc gia VTV1 đưa tin về dự án “Vì sức khỏe xương khớp người Việt” được thực hiện bởi nhãn hàng Kiện Cốt Vương

Kiện Cốt Vương Có Giá Bao Nhiêu?

Hiện tại Kiện Cốt Vương có 2 loại quy cách đóng gói.

  1. Hộp lọ 45 viên. GIÁ NIÊM YẾT: 415.000Đ
  2. Hộp 2 vỉ x 10 viên. GIÁ NIÊM YẾT: 186.000Đ
  3. Đặc biệt, tháng 7/2023, Combo Kiện Cốt Vương 40 viên chính thức có mặt trên thị trường với mức giá ưu đãi chỉ 270.000Đ

Thực tế, giá bán sẽ có sự chênh lệch nhỏ giữa các nhà thuốc trên toàn quốc. Khi mua Quý khách hàng lưu ý lựa chọn sản phẩm có tem chống hàng giả và bao bì chính hãng để đảm bảo quyền lợi.

ĐKSP: 2397/2022/ĐKSP

Mua Kiện Cốt Vương Ở Đâu Chính Hãng, Uy Tín?

Để mua sản phẩm Kiện Cốt Vương chính hãng, uy tín và giá cả phải chăng, Quý khách hàng có thể đặt mua dưới 4 hình thức sau đây:

CÁCH 1: Mua tại hệ thống nhà thuốc trên toàn quốc, chuỗi nhà thuốc An Khang, Long Châu,… (Xem chi tiết TẠI ĐÂY)

CÁCH 2: Mua online tại website hoặc fanpage chính thức của Nhãn hàng (Xem chi tiết TẠI ĐÂY)

CÁCH 3: Tham khảo thông tin từ Dược sĩ chuyên môn và đặt hàng trực tiếp thông qua Tổng đài (miễn cước): 1800.1796

CÁCH 4: Mua Kiện Cốt Vương tại gian hàng Shopee chính hãng TẠI ĐÂY 

Kiện Cốt Vương và dự án Vì Sức Khỏe Xương Khớp Người Việt

Tháng 7/2022, vượt qua nhiều vòng kiểm định chất lượng nghiêm ngặt, Kiện Cốt Vương vinh dự được lựa chọn là sản phẩm đồng hành cùng lãnh đạo các cấp, Sở Lao động thương binh và xã hội, Ban Tuyên giáo TW và nhiều cơ quan ban ngành khác trao tặng cho các thương bệnh binh, mẹ Việt Nam anh hùng, người có công trên toàn quốc trong dịp kỷ niệm 75 năm ngày Thương binh liệt sĩ Việt Nam 27/07/2022. 

Một số hình ảnh về dự án

Thông tin về dự án “Vì sức khỏe xương khớp người Việt” đã được các kênh truyền hình lớn như VTV1, VTV2, Hà Nội 1, Đà Nẵng TV,… đưa tin

Viêm khớp, thoái hóa khớp là “bệnh quốc dân” mà ai trong chúng ta cũng gặp phải do quá trình lão hóa tự nhiên. Bên cạnh việc điều trị triệu chứng, hệ xương khớp muốn vững vàng cần được chăm sóc toàn diện từ bên trong. Với độ an toàn đã được khẳng định, Quý Khách Hàng hoàn toàn có thể duy trì sử dụng Kiện Cốt Vương mỗi ngày để hạn chế thoái hóa khớp và ngăn ngừa bệnh tái phát.

Kiện Cốt Vương được sản xuất tại nhà máy dược phẩm công nghệ cao CVI PHARMA. Đây là đơn vị sản xuất đã đăng ký cơ sở FDA và đạt chuẩn GMP-WHO về sản xuất thuốc và thực phẩm chức năng. 

Trong quá trình sử dụng sản phẩm nếu có bất kỳ vấn đề gì cần được giải áp, Quý Khách Hàng vui lòng gọi đến Tổng đài (miễn cước): 1800 1796 để được chuyên gia y tế hỗ trợ kịp thời.

Thoái hóa đốt sống cổ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa

Thoái hóa đốt sống cổ là tình trạng đĩa đệm, sụn khớp, dây chằng và xương dưới sụn ở vùng cổ bị mài mòn một cách tự nhiên theo tuổi tác hoặc do chấn thương, di chứng sau phẫu thuật.

Thoái hóa đốt sống cổ gây đau và cứng cổ khiến người bệnh gặp khó khăn trong sinh hoạt và vận động hàng ngày. Do đó, tìm hiểu về nguyên nhân và triệu chứng của bệnh lý này sẽ giúp mọi người có biện pháp phòng ngừa và chữa trị bệnh hiệu quả.

Thoái hóa đốt sống cổ là gì?

Thoái hóa đốt sống cổ là thuật ngữ chung chỉ sự hao mòn của sụn khớp tại đốt sống cổ ​dẫn đến đau và cứng cổ kèm theo các triệu chứng khó chịu khác.

Những biểu hiện về sự thay đổi của đốt sống cổ được coi là một phần trong quá trình lão hóa. Đốt sống cổ thường bắt đầu bị thoái hóa khi bạn bước vào độ tuổi 30. Đến 60 tuổi thì cứ 10 người sẽ có 9 người bị thoái hóa đốt sống cổ.

Thoái hóa đốt sống cổ bắt nguồn từ việc lắng đọng canxi tại dây chằng cột sống gây ra các triệu chứng sưng, viêm làm thu hẹp các lỗ liên hợp. Hệ quả là không gian lưu thông của dây thần kinh và mạch máu bị chèn ép, hình thành quá trình thoái hóa.

Tình trạng này có thể xảy ra ở bất kỳ đốt sống nào trên vùng cột sống cổ. Tuy nhiên, 3 đốt sống C5, C6, và C7 có nguy cơ bị thoái hóa nhiều nhất.

Cảnh báo các nguyên nhân thoái hóa đốt sống cổ 

Thoái hóa đốt sống cổ xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, cụ thể:

Tuổi tác

Nguyên nhân đầu tiên là do sự lão hóa của cơ thể. Tuổi càng cao thì tốc độ lão hóa diễn ra càng nhanh và mạnh hơn. Những người sau tuổi 40 có nguy cơ bị cao nhất.

Thoái hóa đĩa đệm

Đĩa đệm là một tấm lót với 85% là nước, nằm giữa các đốt sống. Đĩa đệm có vai trò giảm xóc và duy trì khả năng đàn hồi cho các đốt sống, giúp bảo vệ các tế bào thần kinh cột sống và giảm ma sát, giúp cơ thể vận động linh hoạt hơn. Tuy nhiên, theo thời gian và tuổi tác, cơ thể dần bị lão hóa khiến cho đĩa đệm bị khô và mất nước, gây ra các cơn đau vùng cổ, vai, gáy. 

Thoái hóa cột sống cổ do nhiều nguyên nhân gây ra

Gai xương

Khi lớp sụn ở các khớp của đốt sống bị hao mòn khiến các đầu xương cọ sát trực tiếp với nhau. Lúc này, các gai xương sẽ hình thành và phát triển dọc theo các cạnh của đốt sống nhằm bù đắp lại phần sụn khớp bị mất đi.

Sự phát triển này gọi là sự tăng sinh xương (tế bào tạo xương) hoặc gai xương. Đa số các gai xương đều không gây ảnh hưởng đến cơ thể. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, gai xương phát triển mạnh gây va chạm, cọ xát và chèn ép lên các xương hoặc dây thần kinh. Thậm chí, chèn ép vào các mô, cơ, tủy sống khiến cho người bệnh cảm thấy nhức nhối, vô cùng khó chịu.

Xơ hóa dây chằng

Dây chằng là bộ phận có chức năng bảo vệ đầu khớp, kết nối các đốt xương cột sống lại với nhau. Tuy nhiên, khi dây chằng bị xơ hóa sẽ khiến cho các hoạt động của đốt sống vùng cổ gặp nhiều khó khăn và gây cảm giác đau mỏi, tê bì vùng cổ vai gáy.

Hoạt động sai tư thế

Ngồi làm việc, học bài, thường xuyên mang vác nặng trên vai, cúi gập cổ sử dụng điện thoại, duy trì tư thế ngồi làm việc trong thời gian dài, hay cúi ngửa nhiều lần, ít vận động … Việc thực hiện sai tư thế khi hoạt động sẽ gây ra các biến đổi về cơ, dây chằng và các mô xương. Từ đó, thúc đẩy quá trình thoái hóa diễn ra nhanh hơn.

Viêm xương khớp

Thoái hóa đốt sống cổ là tiến trình phát triển thầm lặng và liên tục. Do đó, nó khiến cho sụn khớp bị hao mòn và thoái hóa theo thời gian. Các bệnh lý viêm xương khớp nếu không được chữa trị hiệu quả sẽ làm xuất hiện quá trình thoái hóa.

Chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học

Việc không bổ sung đầy đủ dưỡng chất và các vitamin thiết yếu như canxi, magie, sắt, phốt pho khiến cơ thể bị thiếu chất, gây loãng xương. Ngoài ra, việc thường xuyên sử dụng bia, rượu, thuốc lá cũng gây hại đến cột sống, đẩy nhanh tốc độ thoái hóa cổ.

Chấn thương

Những người có tiền sử bị chấn thương tại vùng cổ do lao động nặng, té ngã, tai nạn hoặc do chơi thể thao, sinh hoạt hàng ngày.

Từ những nguyên nhân trên, các đốt sống cổ dễ bị tổn thương, suy yếu, lâu dần sẽ gây thoái hóa ở đốt sống cổ.

Xem thêm: Nguyên nhân triệu chứng và cách điều trị thoái hóa đốt sống cổ

Những ai có nguy cơ mắc bệnh?

Các số liệu thống kê cho thấy, tỷ lệ nam nữ bị thoái hóa đốt sống cổ là ngang nhau. Những người khi bước vào độ tuổi 40 sẽ có nguy cơ mắc phải cao hơn do quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể gây ra những thay đổi tiêu cực tại khớp cổ.

Thoái hóa cột sống cổ đang có xu hướng trẻ hóa

Tuy nhiên, hiện nay tỷ lệ người bị thoái hóa đốt sống cổ đang có xu hướng trẻ hóa với những người trong độ tuổi từ 25-30 tuổi bởi những nguyên nhân như thói quen sinh hoạt, lao động thiếu khoa học.

Những yếu tố nguy cơ cần phải kể đến nhiều nhất là:

  • Hoạt động sai tư thế, thường xuyên ngồi một chỗ trong thời gian dài.
  • Ít vận động và luyện tập thể thao
  • Chế độ ăn uống không khoa học, không bổ sung đủ các chất như canxi, magie, vitamin D.
  • Tiền sử bị chấn thương hoặc phẫu thuật vùng cổ.
  • Đặc thù công việc, mang vác nặng gây áp lực lên vùng cổ, hay tiếp xúc với những rung chấn mạnh (lái xe)
  • Lạm dụng thuốc lá và các chất kích thích như bia, rượu, đồ uống có ga – cồn.
  • Thừa cân, béo phì
  • Thường xuyên căng thẳng, stress, áp lực tinh thần
  • Tiền sử gia đình có người từng bị.

Xem thêm: Thoái hóa đốt sống cổ: Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết

Các triệu chứng dễ nhận biết nhất

Trong suốt thời gian đầu mắc bệnh, hầu hết người bị sẽ không phát hiện ra bất cứ triệu chứng bất thường nào. Khi bệnh tiến triển đến giai đoạn nặng, các triệu chứng mới bắt đầu xuất hiện. Người bệnh sẽ cảm thấy vùng cổ thường xuyên có cảm giác đau nhức, tê mỏi và nhức nhối rất khó chịu. Một số triệu chứng phổ biến thường gặp nhất là:

  • Cứng cổ, khó di chuyển hay vận động cổ vào buổi sáng khi ngủ dậy.
  • Ê ẩm vùng gáy, đau đầu hoặc đau nửa đầu khi nằm không đúng tư thế hay nằm lâu một chỗ.
  • Triệu chứng đau nhức vùng cổ gia tăng khi thời tiết thay đổi hoặc khi căng thẳng.
  • Khi hoạt động sẽ phát ra tiếng kêu lục cục ở vùng khớp cổ.
  • Cơn đau nhức lan tỏa từ đốt sống cổ xuống vùng vai gáy và hai bên cánh tay.
  • Hay bị đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, rối loạn tiền đình, mất ngủ.

Tùy theo mức độ thoái hóa ở mỗi người mà sẽ có những triệu chứng khác nhau. Tuy nhiên, khi thấy có biểu hiện đau kéo dài bất thường ở vùng cổ vai gáy thì người bệnh nên tiến hành thăm khám sớm để được chẩn đoán và chữa trị kịp thời.

Xem thêm: 7 triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ biết càng sớm chữa càng nhanh khỏi

Thoái hóa đốt sống cổ có nguy hiểm không?

Thoái hóa đốt sống cổ tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh, nhưng nếu kéo dài, đốt sống cổ bị thoái hóa sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và cuộc sống của người bệnh.

1/ Ảnh hưởng đến sức khỏe

Thoái hóa đốt sống cổ có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đối với sức khỏe của người bệnh. Chẳng hạn như hội chứng chèn ép tủy, cổ, rối loạn thực vật, rối loạn cảm giác tứ chi… Một số biến chứng mà người bệnh có thể gặp phải như:

  • Đau dọc từ bả vai xuống đến cánh tay, một hoặc cả hai bên.
  • Chèn ép các động mạch đốt sống gây đau đầu, chóng mặt.
  • Gây rối loạn tiền đình, người bệnh có biểu hiện buồn nôn, đau đầu, chóng mặt
  • Đau nửa đầu, gây mất ngủ
  • Gây thiếu máu não, đột quỵ.

2/ Ảnh hưởng đến cuộc sống

Thoái hóa đốt sống cổ gây ra những cơn đau triền miên và kéo dài dai dẳng. Từ đó, dẫn đến những di chứng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống của người bệnh như:

Ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ: Những cơn đau mỏi vai gáy khiến người bệnh cảm thấy đau nhức khó chịu, khó đi vào giấc ngủ, thức dậy giữa chừng và khó ngủ lại.

Gặp khó khăn khi vận động: Tình trạng đau cứng cổ vào buổi sáng khi thức dậy, tê mỏi hai bên cánh tay do thoái hóa đốt sống cổ gây ra khiến người bệnh gặp khó khăn khi cử động, hoặc làm các công việc sinh hoạt hàng ngày, ngẩng lên cúi xuống phải cố hết sức mới thực hiện được.

Suy giảm hiệu suất công việc: Thoái hóa đốt sống cổ gây chèn ép thần kinh và mạch máu, khiến cho người bệnh thiếu tập trung trong công việc, lúc nhớ lúc quên.

Tinh thần mệt mỏi: Những cơn đau nhức cổ vai gáy kéo dài làm cho người bệnh luôn trong trạng thái mệt mỏi và căng thẳng, thiếu ngủ hoặc thèm ngủ.

Thoái hóa đốt sống cổ điều trị như thế nào?

Điều trị thoái hóa đốt sống cổ muốn đạt hiệu quả cần dựa vào mức độ tổn thương do thoái hóa gây ra. Hiện nay, vẫn chưa có phương pháp điều trị dứt điểm tình trạng này nên mục tiêu của việc điều trị là giúp cải thiện các triệu chứng khó chịu do thoái hóa gây ra. Đồng thời, giúp giảm đau, ngăn ngừa tổn thương vĩnh viễn lên các dây thần kinh và tủy sống. Từ đó, ngăn chặn và làm chậm quá trình thoái hóa tiến triển.

1/ Phương pháp điều trị thoái hóa đốt sống cổ bằng thuốc Tây y

Sau khi thăm khám và chẩn đoán, bác sĩ sẽ chỉ định và kê đơn một số loại thuốc phù hợp giúp người bệnh thoát khỏi cơn đau do thoái hóa đốt sống cổ gây ra. Đồng thời giúp kiểm soát bệnh hiệu quả. 

Một số loại thuốc được sử dụng phổ biến phải kể đến như:

Thuốc chống viêm, giảm đau không steroid (NSAID)

Một số loại thuốc chống viêm, giảm đau không steroid thông dụng nhất như là Ibuprofen, Naproxen, Piroxicam, Celecoxib, Etoricoxib, Diclofenac, Meloxicam, Tenoxicam… Tùy theo mức độ thoái hóa và đau nhức của mỗi người, bác sĩ sẽ chỉ định liều lượng phù hợp. Việc lạm dụng, sử dụng thuốc với liều cao trong thời gian dài liên tục hoặc dùng thuốc không đúng cách có thể gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe, chức năng gan, thận, dạ dày. Do đó, việc lựa chọn và sử dụng các loại thuốc chống viêm, giảm đau không steroid cần được sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, dựa vào tình trạng sức khỏe, khả năng đáp ứng với thuốc và các bệnh kèm theo.

Thuốc giãn cơ

Cyclobenzaprine và một số loại thuốc giãn cơ khác có tác dụng làm giảm sự co cứng cơ. Từ đó, giúp giảm đau và cải thiện triệu chứng và khả năng vận động.

Thuốc Corticosteroid

Corticosteroid là thuốc giảm đau được chỉ định sử dụng cho những trường hợp bị đau nặng. Thuốc có khả năng cải thiện cơn đau nhanh chóng và hiệu quả. 

Thuốc chống động kinh

Pregabalin (Lyrica) và Gabapentin (Thần kinh, Horizant) thường được bác sĩ chỉ định để cải thiện tình trạng đau nhức cho người bị thoái hóa đốt sống cổ xuất hiện tại những dây thần kinh bị tổn thương.

Thuốc chống trầm cảm

Một số loại thuốc chống trầm cảm Fluoxetine (Prozac và Sarafem), Sertraline(Zoloft), Escitalopram (Lexapro), Paroxetine (Paxil, Pexeva và Britorelle),… có khả năng cải thiện tốt tình trạng đau nhức vùng cổ do thoái hóa đốt sống cổ gây ra. Ngoài ra, thuốc còn có tác dụng an thần, giúp người bệnh dễ đi vào giấc ngủ.

Xem thêm: Thoái hóa cột sống cổ uống thuốc gì an toàn và hiệu quả?

2/ Vật lý trị liệu điều trị thoái hóa đốt sống cổ

Việc áp dụng một số bài tập vật lý trị liệu dưới sự hướng dẫn của bác sĩ sẽ giúp người bệnh tăng cường và kéo dài sức cơ ở vùng cổ vai gáy.

Các triệu chứng có thể thuyên giảm với các bài tập và giãn cơ cụ thể. Vật lý trị liệu tập trung vào việc kéo căng, tăng cường cơ bắp và cải thiện tư thế. Phương pháp này nhằm hạn chế tình trạng co cứng đốt sống cổ, tăng cường lưu thông máu đến vùng cổ vai gáy.

Đặc biệt, khi thực hiện các bài tập kéo giãn, xoa bóp vùng cổ vai gáy, diện chẩn dẫn thuốc sẽ giúp giảm nhanh mức độ nghiêm trọng của tình trạng thoái hóa và giảm tần suất cơn đau một cách hiệu quả.

Xem thêm: Các phương pháp vật lý trị liệu thoái hóa cột sống cổ

3/ Phẫu thuật điều trị thoái hóa đốt sống cổ 

Phẫu thuật là phương pháp chữa trị cuối cùng mà bác sĩ chỉ định áp dụng cho bệnh nhân khi các phương pháp bảo tồn không đáp ứng hiệu quả. Người bệnh có những dấu hiệu tê yếu cánh tay, thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ…ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng hoạt động. Việc thực hiện phương pháp phẫu thuật sẽ giúp giải phóng tình trạng chèn ép rễ thần kinh tủy sống.

Các phương pháp phẫu thuật điều trị thường được sử dụng: 

  • Phẫu thuật loại bỏ gai cột sống hoặc một phần của đốt sống
  • Phẫu thuật loại bỏ xương hoặc đĩa đệm bị thoát vị
  • Phẫu thuật cắt ghép phần cứng và xương để hợp nhất một phần của đốt sống cổ.

Ưu điểm: Phẫu thuật giúp giải quyết nhanh tình trạng đau nhức và các triệu chứng khó chịu mà người bệnh đang gặp phải như gai xương, thoát vị đĩa đệm, giúp giải phóng tình trạng chèn ép rễ thần kinh, tăng cường lưu thông máu.

Nhược điểm: Gây đau và chảy máu, dễ bị nhiễm trùng vết mổ, thời gian hồi phục lâu, rủi ro lớn khi gây mê và chi phí chữa bệnh cao. Bên cạnh đó, người bệnh còn có nguy cơ bị tổn thương dây thần kinh và rễ thần kinh, tổn thương khí quản – thực quản – thanh quản, tổn thương mạch cảnh hoặc động mạch đốt sống.

4/ Điều trị thoái hóa đốt sống cổ bằng Đông y

Theo Y học cổ truyền, nguyên nhân gây thoái hóa đốt sống cổ là do cơ thể bị phong, hàn thấp xâm nhập khi sức khỏe suy yếu và khu trú tại xương khớp, gân cơ khiến các kinh mạch bị bế tắc, khí huyết kém lưu thông gây đau nhức, tê bì, nhức mỏi, cản trở vận động.

Y học cổ truyền điều trị thoái hóa cột sống cổ theo gốc bệnh sinh, tức là dùng phép trị loại bỏ bệnh từ gốc đến ngọn. Đồng thời, tập trung bồi bổ cơ thể, phục hồi xương khớp giúp cột sống vận động linh hoạt hơn, duy trì hiệu quả lâu dài và ổn định. Trong đó:

Bài thuốc đông y chữa thoái hóa đốt sống cổ

Thường được bào chế dưới dạng thuốc uống và thuốc xoa bóp hoặc thuốc đắp ngoài da. Thành phần 100% thảo dược tự nhiên nên tuyệt đối an toàn, không gây tác dụng phụ cho sức khỏe . Thuốc uống có tác dụng bồi bổ cơ thể và chữa trị bệnh từ bên trong. Thuốc xoa bóp hay thuốc đắp có tác dụng chữa bệnh bên ngoài. 

Châm cứu chữa thoái hóa đốt sống cổ

Sử dụng kim châm cứu tác động vào các huyệt vị vùng cổ vai gáy và các huyệt đạo liên đới khác nhằm mục đích thông kinh hoạt lạc, tăng cường lưu thông máu và giảm đau nhanh chóng.

Xoa bóp bấm huyệt

Sử dụng các kỹ thuật day, ấn, miết, vỗ, xoa, bóp… tác động lên da, cơ, thần kinh, mạch máu… Điều này giúp làm mềm và giãn cơ, cải thiện tình trạng co cứng cơ. Đồng thời giảm đau và giúp người bệnh thư giãn hiệu quả.

Phương pháp chữa thoái hóa đốt sống cổ được đánh giá là an toàn hiệu quả nhưng có tác dụng chậm nên người bệnh cần phải kiên trì và thực hiện nghiêm túc theo sự chỉ định của chuyên gia, mới thực sự mang lại hiệu quả như mong muốn.

Kiện Cốt Vương giải pháp toàn diện cho người bị thoái hóa đốt sống cổ

Kiện Cốt Vương là sản phẩm đầu tiên kết hợp thành công các thảo dược quý cho xương khớp trên thế giới như: Chiết xuất Quả Chiêu Liêu từ Mỹ. Móng Quỷ, Nhũ Hương, Bromelain và chiết xuất 8-BoneCareCVI có nguồn gốc từ bài thuốc cổ Hy thiêm thang tại Việt Nam.

Kiện Cốt Vương – Giúp giảm đau khớp, vận động dễ dàng

Quả Chiêu Liêu được mệnh danh là “VUA của các loại THẢO DƯỢC” trong y học Ấn Độ Cố Đại từ 5.000 năm trước bởi có khả năng chữa nhiều loại bệnh. Sau rất nhiều thử nghiệm, vào năm 2014, tập đoàn Natreon Mỹ đã công bố sự ra đời của chiết xuất Quả Chiêu Liêu AyuFlexTM – với 5 công dụng nổi bật cho xương khớp thông qua 5 nghiên cứu lâm sàng và tiền lâm sàng tại Mỹ:

  • Giúp giảm đau khớp
  • Chống viêm khớp theo đa cơ chế
  • Kích thích sản sinh dịch khớp
  • Tăng cường sản sinh Collagen Type II
  • Tăng cường vận động cho khớp

Năm 2015, Chiết xuất Quả Chiêu Liêu được cấp bằng sáng chế với số hiệu US010500240B2. Không dừng lại tại đó, chiết xuất Quả Chiêu Liêu còn đạt tiêu chuẩn GRAS – FDA về độ an toàn, không hại dạ dày, gan thận khi sử dụng.

Những tiêu chuẩn chất lượng của Chiết xuất Quả Chiêu Liêu AyuFlex trong Kiện Cốt Vương

Để gia tăng 5 tác dụng nổi bật của Chiết xuất Quả Chiêu Liêu, các nhà khoa học thuộc công ty cổ phần Dược mỹ phẩm CVI đã kết hợp thành công với chiết xuất Móng Quỷ, Nhũ Hương, Bromelain (Chiết xuất Quả Dứa) tạo nên Bộ Tứ Thảo Dược Giảm Đau Khớp mang tác dụng cộng hưởng mạnh mẽ, nhanh chóng.

Chiết xuất 8-BoneCareCVI được phát triển từ bài thuốc cổ Hy Thiêm Thang cấu tạo bởi 8 vị thảo dược y học cổ truyền tốt cho xương khớp. Là hiện thân tiêu biểu cho nguyên lý ”thận chủ cốt sinh tủy”, chiết xuất 8-BoneCareCVI không chỉ đánh trực diện vào căn nguyên gây bệnh mà còn giúp bồi bổ thận, lưu thông khí huyết. Từ đó hệ cơ xương khớp được nuôi dưỡng đầy đủ, tránh được những cơn đau nhức do tắc nghẽn, chèn ép mạch máu, cân cơ và ngay tại ổ khớp.

Kiện Cốt Vương không chỉ mang đến hiệu quả giảm triệu chứng đau nhức khớp, sưng viêm, cứng mỏi, tê bì (cảm nhận rõ chỉ sau 7-10 ngày) mà còn bổ sung dịch khớp giúp người bệnh vận động thoải mái, ngồi xuống đứng lên, cúi gập, xoay người, cử động các khớp dễ dàng hơn.

+ Kiện Cốt Vương được bán tại nhà thuốc uy tín trên toàn quốc, chuỗi nhà thuốc Long Châu, An Khang,… vui lòng xem ĐỊA CHỈ NHÀ THUỐC TẠI ĐÂY

+ MUA HÀNG ONLINE – GIAO NGAY TẬN NHÀ bằng cách Gọi tổng đài (miễn phí) 1800 1796 hoặc ĐẶT HÀNG TẠI ĐÂY 

+ Mua Kiện Cốt Vương trên Shopee TẠI ĐÂY

Kiện Cốt Vương có tác dụng gì?

Sự kết hợp ĐÚNG – ĐỦ các thảo dược trong Kiện Cốt Vương mang đến công dụng toàn diện cho xương khớp qua CƠ CHẾ TỨ TRỤ:

  1. GIẢM NHANH TRIỆU CHỨNG: Giúp giảm đau nhức, chống viêm từ tinh chất thảo dược quý, an toàn tuyệt đối. 
  2. HẠN CHẾ THOÁI HÓA KHỚP: Tăng cường tái tạo và phục hồi sụn khớp, làm chậm quá trình thoái hóa khớp.
  3. TĂNG CƯỜNG VẬN ĐỘNG: Kích thích sản xuất Collagen tuyp II và dịch khớp giúp khớp vận động linh hoạt, giảm khô khớp, cứng khớp.
  4. BẢO VỆ XƯƠNG KHỚP CHẮC KHỎE: Tăng hấp thu Canxi và vận chuyển Canxi vào tận khung xương. Giúp xương chắc khỏe từ bên trong.

Kiện Cốt Vương có tốt không? Khách hàng nói gì sau khi sử dụng

ÔNG ĐẶNG XUÂN TRƯỜNG – Chiêm Hóa, Tuyên Quang

Bệnh lý: Thoái hóa khớp 10 năm, biến chứng teo cơ cánh tay

Sau thời gian đầu sử dụng Kiện Cốt Vương: “Tôi thấy khớp nhẹ nhõm đi nhiều, đỡ đau nhức đỡ cứng khớp. Uống hết liệu trình, là giờ nó không còn đau, buốt ở trong xương nhiều nữa, cánh tay bị teo trước đó giờ đã có thể tự mặc quần áo, tự tắm rửa, cầm được nắm lúa để gặt rồi . Cái lưng cũng thế, đỡ lắm, giờ ngồi lâu bình thường không có mỏi gì nữa”

BÀ NGUYỄN THỊ CÚC – Cầu Giấy – Hà Nội

Bệnh lý: Thoái hóa 3 đốt sống cổ, 4 đốt sống lưng, viêm đa khớp toàn thân

Sau khi dùng Kiện Cốt Vương: “Khi tôi ngồi xuống đứng lên là cái vận động nó linh hoạt, nhẹ nhõm hơn. Cầm cái lược chải đầu thì nó dễ dàng hơn. Mười đầu ngón tay ngón chân trước đây nó tê nhiều, giờ là đỡ lắm rồi. Các bước đi nó vững vàng, chắc chắn hơn. Tôi dùng hết liệu trình rồi, giờ người khỏe lắm, khoan khoái hơn rất nhiều…”

NHÀ THUỐC TOÀN QUỐC – Đánh giá về Kiện Cốt Vương
Đài truyền hình quốc gia VTV2 đưa tin về sản phẩm Kiện Cốt Vương
Đài truyền hình quốc gia VTV1 đưa tin về dự án “Vì sức khỏe xương khớp người Việt” được thực hiện bởi nhãn hàng Kiện Cốt Vương

Kiện Cốt Vương Có Giá Bao Nhiêu?

Hiện tại Kiện Cốt Vương có 2 loại quy cách đóng gói.

  1. Hộp lọ 45 viên. GIÁ NIÊM YẾT: 415.000Đ
  2. Hộp 2 vỉ x 10 viên. GIÁ NIÊM YẾT: 186.000Đ
  3. Đặc biệt, tháng 7/2023, Combo Kiện Cốt Vương 40 viên chính thức có mặt trên thị trường với mức giá ưu đãi chỉ 270.000Đ

Thực tế, giá bán sẽ có sự chênh lệch nhỏ giữa các nhà thuốc trên toàn quốc. Khi mua Quý khách hàng lưu ý lựa chọn sản phẩm có tem chống hàng giả và bao bì chính hãng để đảm bảo quyền lợi.

ĐKSP: 2397/2022/ĐKSP

Mua Kiện Cốt Vương Ở Đâu Chính Hãng, Uy Tín?

Để mua sản phẩm Kiện Cốt Vương chính hãng, uy tín và giá cả phải chăng, Quý khách hàng có thể đặt mua dưới 4 hình thức sau đây:

CÁCH 1: Mua tại hệ thống nhà thuốc trên toàn quốc, chuỗi nhà thuốc An Khang, Long Châu,… (Xem chi tiết TẠI ĐÂY)

CÁCH 2: Mua online tại website hoặc fanpage chính thức của Nhãn hàng (Xem chi tiết TẠI ĐÂY)

CÁCH 3: Tham khảo thông tin từ Dược sĩ chuyên môn và đặt hàng trực tiếp thông qua Tổng đài (miễn cước): 1800.1796

CÁCH 4: Mua Kiện Cốt Vương tại gian hàng Shopee chính hãng TẠI ĐÂY 

Kiện Cốt Vương và dự án Vì Sức Khỏe Xương Khớp Người Việt

Tháng 7/2022, vượt qua nhiều vòng kiểm định chất lượng nghiêm ngặt, Kiện Cốt Vương vinh dự được lựa chọn là sản phẩm đồng hành cùng lãnh đạo các cấp, Sở Lao động thương binh và xã hội, Ban Tuyên giáo TW và nhiều cơ quan ban ngành khác trao tặng cho các thương bệnh binh, mẹ Việt Nam anh hùng, người có công trên toàn quốc trong dịp kỷ niệm 75 năm ngày Thương binh liệt sĩ Việt Nam 27/07/2022. 

Một số hình ảnh về dự án

Thông tin về dự án “Vì sức khỏe xương khớp người Việt” đã được các kênh truyền hình lớn như VTV1, VTV2, Hà Nội 1, Đà Nẵng TV,… đưa tin

Viêm khớp, thoái hóa khớp là “bệnh quốc dân” mà ai trong chúng ta cũng gặp phải do quá trình lão hóa tự nhiên. Bên cạnh việc điều trị triệu chứng, hệ xương khớp muốn vững vàng cần được chăm sóc toàn diện từ bên trong. Với độ an toàn đã được khẳng định, Quý Khách Hàng hoàn toàn có thể duy trì sử dụng Kiện Cốt Vương mỗi ngày để hạn chế thoái hóa khớp và ngăn ngừa bệnh tái phát.

Kiện Cốt Vương được sản xuất tại nhà máy dược phẩm công nghệ cao CVI PHARMA. Đây là đơn vị sản xuất đã đăng ký cơ sở FDA và đạt chuẩn GMP-WHO về sản xuất thuốc và thực phẩm chức năng. 

Trong quá trình sử dụng sản phẩm nếu có bất kỳ vấn đề gì cần được giải áp, Quý Khách Hàng vui lòng gọi đến Tổng đài (miễn cước): 1800 1796 để được chuyên gia y tế hỗ trợ kịp thời.

logo Kiện Cốt Vương nền trắng

CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC MỸ PHẨM CVI

Trụ sở: Lô đất CN1-08B-3 Khu công nghiệp công nghệ cao 1 - Khu công nghệ cao Hòa Lạc, Km 29 đại lộ Thăng Long, xã Thạch Hòa, huyện Thạch Thất, TP. Hà Nội

Điện thoại: (024) 3668 6938
Gmail: cskh@cvi.vn
Bản quyền © 2022 thuộc về CVI Pharma

Thực phẩm này không phải là thuốc và
không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

CVI Pharma Miền Bắc

(024) 3668 6938

CVI Pharma Miền Nam

(028) 3861 0162

  • GPKD số 0105440255
  • Nơi cấp: Sở Kế hoạch & Đầu tư Hà Nội
  • Ngày cấp: 05/08/2011

LIÊN KẾT MẠNG XÃ HỘI

Địa điểm